ClockThứ Bảy, 25/03/2023 11:59

Châu Hương Viên được “hồi sinh”

TTH.VN - Sau thời gian dài rơi vào cảnh hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng, di tích Châu Hương Viên gắn liền với cuộc đời của thi sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (Nguyễn Phước Ưng Bình) - người có công rất lớn trong việc phát triển Ca Huế - đã chính thức được bảo tồn, tu bổ.

Miễn phí tham quan di tích Huế cho người Việt trong ngày 26/3Xây dựng cảnh quan đặc trưng cho làng cổ Phước TíchTân Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam thăm Hoàng cung HuếKhởi động cuộc thi ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt Hộ Thành hào nối Thượng thành

leftcenterrightdel
 Không gian Châu Hương Viên xuống cấp nghiêm trọng sẽ được bảo tồn, tu bổ

Lễ khởi công bảo tồn, tu bổ di tích Châu Hương Viên tại kiệt 355 Nguyễn Sinh Cung (phường Phú Thượng, TP. Huế) được Bảo tàng Lịch sử tỉnh tổ chức vào sáng 25/3 trước sự vui mừng của những người yêu văn hóa Huế, yêu ca Huế và gia đình cụ Ưng Bình.

Xuống cấp trong thời gian dài

Ưng Bình Thúc Giạ Thị là nhà thơ nổi tiếng của xứ Huế, ông đã để lại cho đời gần 2.000 bài thơ chữ Việt và chữ Hán. Ngoài ra, ông còn được biết đến là nhà soạn tuồng tài ba.

Không chỉ vậy, nhà thơ, nhà soạn tuồng Ưng Bình còn là người có công lao to lớn trong việc hình thành và phát triển Ca Huế thính phòng. Nhờ những sáng tác, những làn điệu Ca Huế của ông mà sinh hoạt Ca Huế của người dân xứ Huế trở nên đặc sắc và được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.

Năm 1933, sau khi rời chốn quan trường, Ưng Bình mua lại mảnh vườn để xây dựng Châu Hương Viên với không gian chính là ngôi nhà 3 gian 2 chái và một số công trình phụ trợ. Thời điểm đó, việc xây dựng này được ông thực hiện với tâm nguyện sẽ là nơi cho mình dưỡng già.

Nhắc đến Châu Hương Viên, người xưa cũng nhớ về đó là địa điểm hội tụ các văn nhân, mặc khách của “Hương Bình thi xã” vang bóng một thời. 

Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau, Châu Hương Viên bị hoang hóa, không ai chăm sóc, ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Một phần mái nhà và cột, rường chịu lực đã bị sập xuống do mối mọt. Khu vườn rộng 4 sào 7 thước của Châu Hương Viên cũng đã bị thu hẹp do người dân chuyển về đây sinh sống, lấn vào.

Trước cảnh điêu tàn đó, nhà thơ Võ Quê, Chủ nhiệm CLB Ca Huế thính phòng là một trong những người từng nhiều lần lên tiếng kêu gọi trùng tu không gian Châu Hương Viên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh đã từng có chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm có phương án trùng tu khi chứng kiến di tích này xuống cấp nghiêm trọng.

Không lâu sau, cuối năm 2019, Châu Hương Viên được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh và bàn giao Bảo tàng Lịch sử tỉnh quản lý.

Sẽ trở thành một địa chỉ văn hóa của Ca Huế

Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh cho biết, việc bảo tồn, tu bổ sẽ được thực hiện ở nhiều hạng mục. Trong đó có hạng mục phục dựng lại toàn bộ di tích gốc bao gồm nhà chính, nhà phụ, bình phong. Ngoài ra sẽ cải tạo, chỉnh trang sân vườn mặt trước và khu vực xung quanh khuôn viên, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, chống sét, nhà vệ sinh… Tổng kinh phí cho việc này hơn 10 tỷ đồng, sẽ hoàn thành sau 1 năm.  

“Sau khi được tu bổ, tôn tạo, bảo tàng sẽ xây dựng đề cương trưng bày một số hình ảnh, sách báo tại di tích. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, biến nơi đây trở thành một địa chỉ sinh hoạt của các câu lạc bộ thơ, các chương trình biểu diễn Ca Huế, kết hợp đưa vào các tour tuyến phục vụ khách du lịch”, ông Lộc chia sẻ và cho biết đó cũng chính là điều mong mỏi của các văn nghệ sĩ Huế và những ai yêu mến danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nói rằng, trải qua hơn nửa thế kỷ hoang phế, lại bị tác động của thời tiết, khí hậu khắc nghiệt của xứ Huế nên phần lớn các công trình đã ở trong tình trạng bị lấn chiếm, xuống cấp nặng nề, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. “Do đó, việc bảo tồn, tu bổ di tích Châu Hương Viên là hết sức cần thiết và cấp bách, không chỉ nhằm cứu vãn di tích mà còn góp phần cải tạo không gian cảnh quan khu vực”, ông Hải chia sẻ.

leftcenterrightdel
Phối cảnh Châu Hương Viên khi hoàn thành công tác tu bổ, tôn tạo 

Cũng theo ông Hải, việc tu bổ, tôn tạo di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên là bước đi quan trọng và có tính định hướng cao trong việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị lịch sử của địa phương. Vì vậy ông Hải cũng đề nghị, Bảo tàng Lịch sử tỉnh với tư cách là chủ đầu tư, cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị thi công, đơn vị giám sát triển khai đồng bộ, đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả cao dự án Bảo tồn tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên.

Trong tương lai, phải thực sự biến Châu Hương Viên trở thành một địa chỉ văn hóa, một điểm sinh hoạt Ca Huế đặc sắc, hấp dẫn. Đây sẽ là một sản phẩm du lịch mới, góp phần làm phong phú thêm hệ thống các điểm tham quan du lịch tại khu vực thôn Vỹ Dạ xưa nói riêng và của TP. Huế nói chung, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877 – 1961, Ưng Bình là tên, hiệu Thúc Giạ Thị). Ông sinh ra tại làng Vỹ Dạ, trong một gia đình hoàng tộc, có truyền thống văn chương. Năm 1904, Ưng Bình tốt nghiệp Trường Quốc học Huế, đỗ đầu kỳ thi Ký Lục. Năm 1909, đỗ cử nhân Hán học và bắt đầu con đường quan lộ.

Từ Ký Lục, Ưng Bình được bổ làm Tri Huyện, thăng Tri Phủ, rồi lần lượt thăng Viên ngoại, Thị lang, Bố Chánh Hà Tĩnh, Tuần Phủ Phú Yên, Phủ Doãn Thừa Thiên. Năm 1932, Ưng Bình đã tích cực tham gia vận động thành lập Hội An Nam Phật học Trung Kỳ.

Ở tuổi 57 tuổi (1933), ông hồi hưu, được thăng hàm Thượng Thư Tri Sự. Lúc này tuổi đã lớn nhưng Ưng Bình vẫn tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, xã hội, được cử giữ chức Hội Trưởng Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ Trung Kỳ (1939-1940), bầu làm Viện Trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ (1940-1945), nhằm tranh thủ quyền dân sinh dân chủ cho dân nghèo. Năm 1943, Ông được thăng Hiệp tá Đại học sĩ, lần lượt được bầu làm chủ soái Vỹ Hương Thi Xã (1933-1945) và Hương Bình Thi Xã (1951-1961) cho đến cuối đời.

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Cẩn trọng trong trùng tu Điện Thái Hòa

Là công trình di tích nổi tiếng và quan trọng bậc nhất ở khu vực Hoàng cung Huế, việc trùng tu công trình điện Thái Hòa được tiến hành cẩn trọng.

Cẩn trọng trong trùng tu Điện Thái Hòa
Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, điện Kiến Trung sẽ chính thức mở cửa đón khách. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế kỳ vọng, cung điện này sẽ là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa
Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt

Thấm thoát đã 20 năm kể từ khi Andrea Teufel, chuyên gia bảo tồn, trùng tu người Đức đặt những bước chân đầu tiên đến Huế, để rồi bà đã chọn mảnh đất này làm quê hương thứ hai. Chính sự nỗ lực của Andrea Teufel cùng các cộng sự đã góp phần hồi sinh di sản Huế hôm nay.

Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt
Tu bổ, tôn tạo gần 1.400m kè Hộ Thành hào ở mặt Đông Kinh thành Huế

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế cho biết, sẽ tiến hành tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành hào ở mặt Đông di tích Kinh thành Huế. Đây là hạng mục thuộc dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích” đã được UBND tỉnh có quyết định điều chỉnh tại Quyết định số 1452/QĐ-UBND. ​

Tu bổ, tôn tạo gần 1 400m kè Hộ Thành hào ở mặt Đông Kinh thành Huế
Return to top