ClockChủ Nhật, 02/09/2018 06:43

Châu Phi và trách nhiệm về tương lai thực phẩm toàn cầu

TTH.VN - Với hơn 800 triệu người dân đang phải đối mặt với nạn đói và hơn 2 tỷ người mắc chứng suy dinh dưỡng, mất an ninh lương thực hiện vẫn đang là mối đe dọa lớn nhất đối với tiến trình phát triển toàn cầu.

Biến đổi khí hậu khiến hàng trăm triệu người thiếu chất dinh dưỡngNhật Bản: Xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2018 đạt mức cao kỷ lụcNắng nóng ở Anh làm tăng giá thực phẩmAustralia thu hồi hàng loạt rau củ đông lạnh do lo ngại nhiễm khuẩnGiá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm 2018FAO: An toàn thực phẩm là chìa khoá để phát triển kinh tế, kết thúc đói nghèo

 Tương lai của thực phẩm toàn cầu sẽ phụ thuộc vào chiến lược hành động của châu Phi trong nông nghiệp. Ảnh: World Economic Forum

Phát biểu trước hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia nông nghiệp thuộc nhiều nước trên thế giới, Tiến sỹ Akinwumi Adesina, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina khẳng định, châu Phi không yêu cầu các khoản viện trợ, nhưng đẩy mạnh kỷ cương là điều kiện tiên quyết cần được thực thi. Đây chính là thời điểm tốt để đầu tư và phát triển châu Phi theo một phương thức khác.

Cũng theo Chủ tịch Akinwumi Adesina, tương lai của thực phẩm toàn cầu sẽ phụ thuộc vào chiến lược hành động của châu Phi trong nông nghiệp.

Dự đoán đến năm 2050, châu Phi sẽ có thêm 38 triệu người lâm vào cảnh thiếu lương thực. Nghịch lý của những thiếu sót về lương thực và sự tốc độ trưởng thành của trẻ em châu Phi là những lý do khiến chủ tịch Adesina kêu gọi chính phủ các nước, khu vực tư nhân và các nhà lãnh đạo đa phương chung tay hành động trong các chuyến thăm đến châu Phi và châu Á trong thời gian gần đây.

Tính đến thời điểm hiện tại, châu Phi đang tiếp tục nhập khẩu những gì mà khu vực này nên trực tiếp tự sản xuất. Theo thống kê, chi tiêu sử dụng cho nhập khẩu lương thực ở châu Phi đạt mức 35 tỷ USD/năm. Trong bối cảnh chính phủ không thực hiện bất kỳ bước chuyển đổi nào, con số này có thể tăng lên đến 110 tỷ USD vào năm 2025.

Nhìn chung, nhà nước và từng cá nhân, doanh nghiệp không thuộc nhà nước quản lý cần phối hợp hành động nhịp nhàng để thúc đẩy tăng trưởng, từ đó từng bước chuyển đổi bộ mặt nông nghiệp châu Phi.

Để phát triển khu vực, châu Phi cũng cần mở rộng cơ hội việc làm cho phụ nữ, thanh thiếu niên và khu vực tư nhân. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, Akinwumi Adesina đang đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội hỗ trợ đối với chương trình “Hành động để khẳng định khả năng tài chính cho phụ nữ châu Phi” của ngân hàng AfDB nhằm huy động 3 tỷ USD để cung cấp các sự trợ giúp cần thiết cho các lao động nữ - những người thiếu khả năng tiếp cận với tài chính, đất đai, chứng khoán...

Trên cương vị là nhà lãnh đạo có tầm nhìn rộng, chủ tịch Adesina bày tỏ tin tưởng chính sách đầu tư của ngân hàng sẽ giúp các vùng nông thôn châu Phi thoát khỏi cảnh nghèo khó triền miên và dần phát triển, bước vào kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng về kinh tế.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top