ClockChủ Nhật, 11/10/2020 15:32

Chạy đua với nước lũ để di dời dân

TTH.VN - Bộ CHQS tỉnh đã huy động hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ bộ đội thường trực, lực lựng dân quân tự vệ khẩn trương chạy đua với dòng nước lũ để di dời các hộ dân vùng xung yêu.

Bão số 6 đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định trong 12 giờ tớiNêu cao tinh thần cảnh giác, đảm bảo an toàn cho người dânBám địa bàn, kịp thời giúp dânTính mạng người dân phải được đặt lên trên hết

Cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Phú Lộc di dời người dân thôn Châu Thành đến nơi tránh trú an toàn

Nước lũ về nhanh, cùng với mưa lớn mấy ngày liên tục đã làm cho thôn Châu Thành, xã Lộc An, huyện Phú Lộc bị cô lập hoàn toàn, nguy cơ mất an toàn tính mạng, tài sản cho người dân trong thôn rất cao. Ban CHQS huyện Phú Lộc cử 25 cán bộ, nhân viên cùng với lực lượng dân quân của xã, huy động 1 ca nô, 3 ghe, 2 xe ô tô khẩn trương cơ động xuống địa bàn thôn Châu Thành để di dời người dân đến nơi tránh trú an toàn.

Thiếu tá Lê Đức, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Phú Lộc cho biết: “Chúng tôi chia nhau ra từng tổ, nhà nào khó khăn, người già neo đơn, gia đình gặp nguy hiểm, ưu tiên di dời trước. Chúng tôi đã kịp thời di dời gần 150 khẩu trên 35 hộ dân cùng nhiều vật dụng quan trọng đến nơi cao ráo, bảo đảm an toàn tuyệt đối”.

Bà Nguyễn Thị Lành, người dân thôn Châu Thành, xã Lộc An, huyện Phú Lộc chia sẻ: Nhìn thấy nước lũ dâng cao vào nhà, mẹ con tôi hết sức lo lắng, không biết xoay xở thế nào thì các chú bộ đội của huyện đã kịp thời đến ứng cứu đưa gia đình chúng tôi đến nơi an toàn, các chú bộ đội còn giúp gia đình kê soạn đồ đạc lên cao để tránh nước lũ dâng; mẹ con tôi chẳng biết nói gì hơn, cảm ơn các chú bộ đội Ban CHQS huyện Phú Lộc.

20h30 phút tối 9/10, theo thông tin của người dân phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, trên địa bàn phường có mẹ con bà Châu Thị Lịch (85 tuổi) và con gái Phạm Thị Thanh Thủy (59 tuổi) sống độc thân ở số nhà 22/2 đường Dương Thiệu Tước bị mắc kẹt trong nhà do nước lũ dâng cao. Ban CHQS thị xã Hương Thủy đã cử 7 cán bộ, nhân viên, một ca nô, áo phao, nhanh chóng cơ động về địa phương để kịp thời giải cứu người dân. Do mực nước lũ mỗi lúc một dâng cao, điện mất nên công tác cứu hộ rất khó khăn, mãi đến gần 22h tối cùng ngày, cán bộ, nhân viên Ban CHQS thị xã Hương Thủy mới tiếp cận được gia đình để đưa được 2 mẹ con bà Lịch về hội trường UBND phường để tránh trú.

Thượng tá Ngô Nam Cường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh tặng mì tôm cho người dân vùng lũ huyện Phong Điền

Thượng tá Đặng Thanh Sáng, Chính trị viên Ban CHQS thị xã Hương Thủy thông tin, đơn vị này đã huy động 100% quân số bộ đội thường trực, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng dân quân các xã, phường, phương tiện ca nô, thuyền, đò, ô tô về các địa phương để khẩn trương giúp nhân dân di dời đến nơi an toàn…

Theo thống kê, tính đến 12h trưa  11/10 trên địa bàn tỉnh có trên 54.487 nhà bị hư hỏng và ngập; gần 22.100 người/7.340 hộ dân cần di dời khẩn cấp. Trước tình hình đó, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo Ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố huy động tối đa lực lượng, phương tiện xuống địa bàn để di dời nhân dân vùng trũng đến nơi an toàn. Mặc dù công tác cứu hộ không thuận lợi, nước lũ mỗi lúc một dâng cao, mưa lớn xối xả, nhưng đến thời điểm này, cán bộ, chiến sĩ của các cơ quan, đơn vị, Ban CHQS huyện, thị xã, thành phố vẫn đang tích cực, khẩn trương để giúp dân.

Thượng tá Ngô Nam Cường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh cho biết, từ 9/10 đến hôm nay, Bộ CHQS tỉnh đã huy động 1.542 lượt cán bộ, chiến sĩ bộ đội thường trực và trên 9.880 lượt chiến sĩ lực lượng dân quân tự vệ, cùng với trên 200 lượt phương tiện xe PTR 152, ca nô, xuồng, ô tô xuống địa phương để di dời trên chục ngàn người dân, cùng với tài sản ở các vùng ngập trũng đến nơi tránh trú an toàn.

“Bộ CHQS tỉnh tiếp tục chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị chạy đua với dòng nước lũ để di dời dân; ngoài việc di dời Nhân dân, chúng tôi chỉ đạo Ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố huy động lực lượng bộ đội thường trực, lực lượng dân quân tự vệ bám địa bàn để chằng chống nhà cửa, kê kích tài sản cho người dân, thành lập các tổ chốt chặn ở vùng nguy hiểm để ngăn chặn không cho người dân vào các khu vực mất an toàn. Hiện Bộ CHQS tỉnh tiếp nhận 5 ngàn thùng mì tôm và cử các đoàn về các địa phương kịp thời cứu trợ nhân dân”, Thượng tá Ngô Nam Cường nói.

Bài và ảnh: Lê Sáu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình hồi sinh của ba bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt

Từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, 3 tạng hiến được ê kíp đưa về Huế ghép cho 3 bệnh nhân trong ngày 2/4. Đây là một kỷ lục khác của Bệnh viện Trung ương Huế về ghép tạng xuyên Việt. Thừa Thiên Huế Online ghi lại hành trình thần tốc và nỗ lực giành lại sự sống cho người bệnh.

Hành trình hồi sinh của ba bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Quân khu 4
Kiểm tra huấn luyện tại các đơn vị

Ngày 11/3, đoàn công tác Bộ tư lệnh Quân khu 4 tiến hành kiểm tra huấn luyện tháng đầu năm 2024 tại Trung đoàn 6 và Tiểu đoàn Tăng Thiết giáp 3.

Kiểm tra huấn luyện tại các đơn vị
Return to top