Thế giới

Cháy rừng ở Australia có thể do thời tiết thay đổi ở Ấn Độ

ClockThứ Bảy, 09/11/2019 15:23
TTH.VN - Lãnh đạo lực lượng cứu hỏa của bang New South Wales (NSW) cho biết chính quyền bang này chưa bao giờ chứng kiến những đám cháy như vậy trước đây. Và các chuyên gia cho rằng có một hệ thống thời tiết cách xa hàng ngàn km ít nhất chịu một phần trách nhiệm nạn cháy rừng hiện nay ở Australia.

Cháy rừng tại Mỹ lan sang quốc gia láng giềng MexicoAustralia: Cháy rừng nghiêm trọng đe dọa mạng sống của hàng trăm chú gấu koalaCalifornia sơ tán 50.000 người, lính cứu hỏa ‘chạy đua với thời gian’California ban bố tình trạng khẩn cấp vì cháy rừng lan rộngIndonesia: Diện tích cháy rừng trong tháng 9 vượt quá tổn thất năm 2018Cháy rừng ở Indonesia thải ra 360 triệu tấn CO2

Cháy rừng đã bắt đầu lan rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng tại Australia. Ảnh: TTXVN

Tình trạng khẩn cấp về cháy rừng của NSW bắt đầu vào sáng thứ Sáu và leo thang nhanh chóng, Sở Cứu hỏa Nông thôn (RFS) của tiểu bang NSW đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp đối với 17 vụ cháy riêng biệt lúc cao điểm. Mặc dù các lực lượng ứng cứu khẩn cấp đang chuẩn bị cho một mùa hè với những đám cháy dữ dội - bắt đầu sớm hơn dự đoán, nhưng một chuyên gia về cháy rừng cho biết biến đổi khí hậu đã tạo ra “những tình huống khá bất thường” được chứng kiến trong tuần này.

PGS.TS. Trent Penman tại Đại học Melbourne, chuyên gia nghiên cứu hoạt động và sự hình thành của các vụ cháy rừng bằng cách sử dụng các mô tả thực tế về chất đốt, thời tiết và địa hình, cho rằng các vụ cháy rừng có thể được giải thích một phần bởi thời tiết mùa gió mùa kết thúc muộn ở Ấn Độ.

“Các hệ thống toàn cầu đều liên kết với nhau… chúng ta không thể phân tách chúng”, PGS Penham nói. “Nhưng… nếu bạn chỉ ngồi tại một khu vực thì thật khó để tưởng tượng rằng thời tiết cách đó 10.000 km thực sự sẽ có tác động đến bạn”.

Gió mùa tây nam ở châu Á thường xảy ra vào giữa tháng 6 và tháng 9 hàng năm, sau đó di chuyển về phía nam. Tuy nhiên, năm nay, những đợt mưa kỷ lục đã không chấm dứt ở Ấn Độ cho đến giữa tháng Mười. Điều này dẫn đến sự chậm trễ đối với hình thái thời tiết ẩm ướt ở Darwin và do đó khiến khu vực bờ biển phía đông khô và dễ cháy.

“Những cơn mưa thường khi ở đó thực sự đã không xảy ra vào thời điểm này do tác động sự kiện toàn cầu đó”, TS. Penham nói. “Và do đó, những vùng này trở nên nóng, khô và đầy gió. Đây là những điều kiện hoàn hảo cho những đám cháy ngoài tầm kiểm soát như những gì chúng ta đang thấy vào lúc này”.

Anh Tuấn (Lược dịch từ ABC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top