ClockThứ Ba, 23/06/2020 15:23

Chị Bi chăm chỉ

TTH - Đã bước vào tuổi lục tuần, nhưng chị Hồ Thị Bi, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Hà Úc 4, xã Vinh An (Phú Vang) vẫn nhiệt tình, xông xáo với công tác hội. Là giáo dân, chị luôn ý thức phải sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Tạo điểm nhấn cho phong tràoKhởi công “Mái ấm tình thương” cho chị Trần Thị Tần

Chị Bi tại hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến do Hội LHPN tỉnh tổ chức vừa qua

Lúc còn trẻ, chị Bi hăng say với các hoạt động phong trào của phụ nữ thôn. Có ý thức lại chịu khó học hỏi, chị nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và luôn vận động người thân trong gia đình, chị em trong thôn xóm chấp hành.

Chị Bi tâm sự: “Muốn vận động được chị em, nhất là chị em giáo dân tham gia vào công việc của địa phương cũng như hoạt động của phụ nữ, mình phải hiểu việc và làm trước”.

Người dân thôn Hà Úc 4 sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng thủy sản và buôn bán nhỏ lẻ. Công việc mưu sinh vất vả và thu nhập thấp nên đời sống tinh thần của bà con còn nhiều khó khăn. Để thuyết phục chị em tham gia phong trào chung thì trước hết phải có những phong trào thiết thực để nâng cao mức sống của từng hộ gia đình, nhất là những hộ khó khăn. Vì thế, trong các hoạt động có tính chất giúp chị em nâng cao đời sống vật chất của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã, chị Bi đều tranh thủ đề xuất cho chị em trong thôn và tìm cách làm tốt nhất có thể để chị em cùng chung tay nâng cao đời sống.

Chị Bi chủ động tìm hiểu, nắm rõ hoàn cảnh của từng chị em, tham mưu với Hội LHPN xã để giúp chị em nghèo tiếp cận nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm; hộ sản xuất kinh doanh nhỏ được tiếp vốn để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ vậy, phong trào giúp nhau phát triển kinh tế như vận động hỗ trợ tiền, ngày công, con giống, cây giống… của phụ nữ thôn Hà Úc 4 được quan tâm và duy trì thường xuyên. Phụ nữ thôn đã vận động gần 1 tỷ đồng để giúp nhau buôn bán, chăn nuôi, giúp nhau khi khó khăn hoạn nạn.

Song song với việc lo cho chị em có công ăn việc làm, con cái học hành ổn định, Chi hội Phụ nữ thôn Hà Úc 4 còn trang bị cho hội viên, phụ nữ nhiều kiến thức để xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc.

 Để thu hút chị em tham gia sinh hoạt hội, bản thân chị Bi mạnh dạn đề nghị Hội LHPN xã cho thành lập mô hình “Vùng đạo bình yên” và duy trì sinh hoạt định kỳ với các hình thức đa dạng và phong phú. Trong cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gần đây, chị Bi lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các ngày hội của phụ nữ như 8/3, 20/10 để thuyết phục chị em tham gia, kết quả có 78/93 gia đình hội viên tham gia.

Một trong những cái khó của công tác hội và phong trào phụ nữ ở xóm đạo là thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ. Với vai trò là cộng tác viên dân số, chị Bi nắm rõ danh sách các cặp vợ chồng trẻ, tích cực tuyên truyền và vận động chị em thực hiện tốt các biện pháp tránh thai hiện đại; tư vấn việc sinh ít con để có điều kiện nuôi dạy tốt, kinh tế gia đình bớt khó khăn, người mẹ nâng cao được sức khỏe, giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Công việc của một chi hội trưởng phụ nữ thôn bộn bề nhưng âm thầm. Riêng con đường thôn Hà Úc 4 ngày càng sạch đẹp là ai cũng biết. Nên khi chị Bi được xã khen rồi huyện khen bà con không hề lạ.

Chị Phạm Thị Sáng, Chủ tịch Hội LHPN xã Vinh An cho biết: “Trong hoạt động hội, có những cán bộ như chị Bi là rất yên tâm. Chị Bi có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào phụ nữ và được tuyên dương tại hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong trong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020 do Hội LHPN tỉnh tổ chức vừa qua”.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Return to top