ClockThứ Ba, 30/07/2019 12:45

Chị Cầm vượt khó

TTH - Lần đầu gặp gỡ, chị Hồ Thị Minh Cầm, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phú Thuận (Phú Vang) đã cuốn hút tôi bởi khuôn mặt khả ái và chất giọng nhẹ nhàng nhưng đầy quyết đoán khi nói về những gì chị đã làm cho công tác hội.

Khẳng định vai trò của phụ nữMột việc làm, nhiều lợi íchHọc yêu thương & chia sẻ

Chị Hồ Thị Minh Cầm tham gia hiến máu nhân đạo. Ảnh: NVCC

Sinh ra và lớn lên ở thành phố, cuộc sống xem như đã ổn định khi chị đã có việc làm tại một công ty. Nhưng vì bén duyên với anh Công an xã Trần Văn Núi nên Minh Cầm phải theo chồng về miền biển Phú Thuận.

Hơn 10 năm chị vất vả 1 cảnh 2 quê, ngày 2 lần xuôi ngược quãng đường gần 20km từ Phú Thuận lên Huế để hoàn thành tốt việc nhà, việc cơ quan. Đến năm 2010, sau khi sinh con thứ 2, chị quyết định tập trung lo cho gia đình nên xin về làm cán bộ văn thư tại UBND xã Phú Thuận với mức lương bán chuyên trách chưa đến 2 triệu đồng/tháng. Nhiều người lo cho chị Minh Cầm, nhưng chỉ sau 2 năm công tác, chị đã thể hiện được sự nhiệt huyết với công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hăng hái tham gia các phong trào... nên vinh dự được kếp nạp Đảng vào năm 2012.

Ý thức được vai trò của người đảng viên, Minh Cầm càng nhiệt tình, có trách nhiệm hơn trong công việc. Nhận thêm nhiệm vụ mới là chuyên trách công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của xã, hàng ngày, sau khi chu toàn việc nhà, chị cùng các cộng tác viên "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tâm sự, chia sẻ những buồn vui với chị em. Nhờ đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn ngày càng giảm. Cũng với cách làm này, chị kêu gọi người dân nhiệt tình tham gia các phong trào do hội, đoàn và chính quyền địa phương phát động.

Với kinh nghiệm tích lũy được, chị dành nhiều thời gian nghiên cứu, cùng tập thể họp bàn phương án triển khai và cụ thể hóa các nhiệm vụ sao cho thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương khi hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới; quan tâm thăm và tặng quà các gia đình chính sách, phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Năm 2016, chị Hồ Thị Minh Cầm được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN xã Phú Thuận. Trước sự tin yêu, tín nhiệm của lãnh đạo địa phương và hội viên, chị tiếp tục tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu, mong muốn của chị em để chỉ đạo triển khai các mô hình, như: “Nuôi heo đất”, “Thu phế liệu gây quỹ hỗ trợ phụ nữ khó khăn”, “Chung tay bảo vệ môi trường”... và gần đây nhất là phong trào “Tập thể dục buổi sáng” do chị phát động đã nhận được sự hưởng ứng của các chị tuổi từ 30 đến 45.

Với gia đình, Minh Cầm cũng gặt hái không ít thành công nhờ làm tốt vai trò người vợ, người mẹ. Nhất là sau khi anh Núi được bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã, chị luôn chủ động gánh vác việc nhà để chồng yên tâm công tác. Con gái là Trần Hồ Minh Thư chuẩn bị vào lớp 9; con trai là Trần Hồ Gia Huy vừa học xong lớp 6, đều là những học sinh giỏi. Gia Huy còn đoạt giải trong cuộc thi âm nhạc “Ngôi sao tương lai” do TP. Huế tổ chức. Bận rộn là thế, nhưng chị Minh Cầm vẫn không quên sắp xếp thời gian nâng cao trình độ để lấy được bằng đại học luật vào năm 2015.

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận nhận xét: “Chị Minh Cầm là cán bộ trẻ, năng nổ với hoạt động phong trào và xứng đáng với các giấy khen, bằng khen của Hội LHPN huyện, tỉnh, Đảng bộ huyện Phú Vang trao tặng...”.

HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Return to top