ClockThứ Bảy, 21/11/2020 15:23

Chí khí cách mạng mãi còn lưu

TTH - Về Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) những ngày cuối tháng 11, như còn nghe văng vẳng ầm vang tiếng trống, mõ, tiếng tù và, tiếng hô khẩu hiệu của đoàn người trong khí thế xung thiên, vùng lên lật ách xiềng gông từ 80 năm trước. Nơi đây, vẫn còn nhớ và ghi nhiều dấu tích thiêng liêng của những người con trung dũng kiên cường đã hy sinh bất khuất.

Không thẹn với lòng mìnhCó một nhà báo Tố Hữu'Khí chất Lê Đức Anh': Những điều tôi biết

Từ tháng 8/1936, vùng đất Hóc Môn, Bà Điểm là nơi đi lại quen thuộc của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng: Võ Văn Tần, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thị Minh Khai...

Giữa năm 1940, Pháp đã thất  bại ở châu Âu. Chính quyền thực dân ở Đông Dương đầu hàng Nhật; tranh chấp  Pháp - Xiêm bùng nổ, Pháp tăng cường bắt thanh niên Nam Kỳ đi lính. Tình hình đó thôi thúc Xứ ủy Nam Kỳ chuẩn bị khởi nghĩa.

Hóc Môn là quê hương của Khởi nghĩa  Nam Kỳ. Tại đây, từ ngày 21 đến ngày 23/9/1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp tại nhà bà Nguyễn Thị Hương (làng Xuân Thới Đông, nay thuộc xã Tân Xuân) đã quyết định phát động Nhân dân tích cực chuẩn bị khởi nghĩa. Chiều ngày 22/11, đồng chí Phan Đăng Lưu bị bắt khi vừa về đến Sài Gòn, không kịp mang chủ trương hoãn khởi nghĩa từ Hội nghị Trung ương Đình Bảng (7/11/1940) về đến nơi. Khí thế chuẩn bị nổi dậy của đảng viên và quần chúng ở tất cả 20 tỉnh Nam Kỳ và khu Sài Gòn - Chợ Lớn được chuẩn bị từ mấy tháng trước như mũi tên đang giương sẵn trên cung.

Đêm 22/11, ở Hóc Môn và hàng chục nơi khác, mũi tên đó đã được bắn đi. Lực lượng nòng cốt đánh chiếm dinh quận gồm các đảng viên và quần chúng cốt cán từ các làng Tân Phú, Tân Thông, An Hội, Thái Mỹ, Phước Hiệp, Vĩnh Cư... do đồng chí Phạm Văn Sáng (Bí thư quận) trực tiếp lãnh đạo, đồng chí Đặng Công  Bỉnh chỉ huy, tập trung từ bến đò làng Tân Phú tiến về phía quận lỵ. Tất cả đều mặc  quần cụt, áo bà ba đen, cổ tay buộc khăn trắng. Trên đường tiến quân, lực lượng xung kích phá Nhà việc, bốt Tân Phú, đốt cầu Bông, đánh tan toán quân tuần tra của đồn Bà Điểm... Quần chúng cưa đổ cây làm chướng ngại, cắt dây điện thoại, phá đường giao thông để cản địch. Nghĩa quân ở nhiều làng bí mật tập trung ở làng Tân Thới Trung (nay thuộc xã Tân Xuân) cách dinh quận khoảng một km chờ lệnh. Đêm đã khuya, ở khu vực trung tâm quận lỵ, tất cả các cánh nghĩa quân đã tề tựu đầy đủ. Đường phố đã vắng nhưng phía Sài Gòn - Chợ Lớn vẫn chưa có tiếng  súng nổ, đèn thành phố vẫn sáng. Không thể đợi thêm, Ban khởi nghĩa phát lệnh nổ súng và kêu gọi quần chúng xuống đường. Lúc đó là 1giờ 30 phút ngày 23/11/1940. Nghĩa quân ào ào tiến vào dinh quận trong ánh đuốc rực sáng, trong tiếng trống, tiếng mõ, tiếng tù và, tiếng hò reo... náo động cả vùng. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ quận lỵ nhưng địch cũng kịp rút lên cố thủ trên lầu cao của đồn.

Khi trời đã sáng rõ, quân địch từ hai hướng Thủ Dầu Một và Gia Định mới đến giải cứu được cho quận lỵ Hóc Môn. Quân khởi nghĩa đã rút khỏi quận lỵ sau khi làm chủ tình hình hơn 4 giờ. Hóc Môn cùng với Vũng Liêm là hai nơi quân khởi nghĩa đã giành được quyền làm chủ trong số hơn 50 quận, huyện cùng nhau nổi dậy đêm đó.

Cuộc khủng bố sau đó ở Hóc Môn và cả vùng Nam bộ diễn ra rất khốc liệt. Làng xóm bị triệt hạ, hàng chục ngôi nhà ở Bà Điểm, Hóc Môn bị đốt, trâu bò cũng bị giết. Chỉ từ sau khởi nghĩa đến năm 1942 đã có 7 đảng viên của Hóc Môn bị tử  hình, 14 người khác và 4 quần chúng cốt cán bị chết trong ngục tù tàn bạo của đế  quốc. Trong khủng bố trắng đã xuất hiện nhiều tấm gương lẫm liệt. Đồng chí Nguyễn Thị Thử, người đảng viên trung kiên của làng Xuân Thới Đông, dõng dạc nói trước mũi súng kẻ thù: “Thử này chết đi nhưng còn hàng trăm, hàng ngàn Thử khác chống tây cứu nước”. Đồng chí Đặng Công Bỉnh bị địch bắn gãy một chân vẫn kêu gọi quần chúng tiếp tục đấu tranh và hô to khẩu hiệu "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm" trước khi ngã xuống tại trường bắn.

Lấy cớ là những người chịu trách nhiệm tinh thần của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Tòa thượng thẩm Sài Gòn đã kết án tử hình nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng bị bắt từ trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Trên đất Hóc Môn, địch dựng lên tới 3 trường bắn để khủng bố tinh thần quần chúng, nhưng âm mưu này đã thất bại trước khí tiết kiên cường của những người cộng sản.

Tại trường bắn ngã ba Giồng (xã Xuân Thới Thượng), 6 giờ sáng ngày 26/8/1941, địch xử bắn các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu. Các đồng chí hô vang các khẩu hiệu cộng sản cho đến  khi súng nổ. Cũng tại trường bắn này, sau đó Pháp còn xử bắn nhiều đợt tới hàng trăm người. Tại trường bắn giếng nước (nay nằm trong khuôn viên Trung tâm Y tế Hóc Môn), ngày 28/8/1941, Pháp đã xử bắn các đồng chí: Võ Văn Tần, Hà Huy Tập, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thị Minh Khai... Đồng chí Nguyễn Thị Minh  Khai đã giật tung băng đen bịt mắt và hô lớn những khẩu hiệu: "Việt Nam độc lập muôn năm", "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm"...

Sự khủng bố khốc liệt không dập tắt được ngọn lửa cách mạng mà càng làm cháy thêm tinh thần đấu tranh, càng nung nấu thêm ý chí giành độc lập tự do.

“Miền Nam đi trước về sau”, Cách mạng tháng Tám thành công nhưng Nam bộ lại bước ngay vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai. Nhân dân Hóc Môn vẫn một lòng trung kiên theo Đảng cho đến thắng lợi cuối cùng.

Ghi nhận và tôn vinh tinh thần quả cảm của các chiến sĩ khởi nghĩa Nam Kỳ, ngày 14/3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 163-SL tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất (cùng với Đội quân Giải phóng và Đội du kích  Bắc Sơn) cho “Đội quân Khởi nghĩa Nam bộ năm 1940, đã nổi lên chiến đấu oanh  liệt với địch và đã biểu dương được ý chí quật cường của dân tộc”.

Đất Hóc Môn nay còn in dấu những di tích cách mạng xưa. Người Hóc Môn vẫn nhớ và phát huy tinh thần quả cảm của 80 năm trước trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước hôm nay.

TS. NGÔ VƯƠNG ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1/1/1914 - 1/1/2024)
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế

Sinh thời đồng chí Nguyễn Vịnh - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh không chỉ là nhà hoạt động chính trị xuất sắc, vị tướng quân đội mưu lược tài năng, mà còn là một nhà báo cách mạng bậc thầy, một cây bút chính luận sắc bén. Ông đã luận giải được những câu hỏi nóng bỏng từ đồng ruộng đến chiến trường, từ cơm áo người nông dân đến chiến lược đánh giặc giữ nước. Đồng chí có nhiều bí danh, bút danh như: Trường Sơn, Phan Chinh, Bích, Triều Dương, Hà, Sáu Di, Sáu, Ý, Thao, Hạ sĩ Trường Sơn ký dưới nhiều tác phẩm sách, báo… được đông đảo bạn đọc ngưỡng mộ.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế
Kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2023)
Vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, là bài học kinh nghiệm quý cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc.

Vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười
Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám

Trong hồi ký của mình, bà Trần Thị Như Mân, phu nhân học giả Đào Duy Anh viết: “Cách mạng tháng Tám thành công. Sau cuộc biểu tình lớn ở Sân vận động thành phố ngày 23 tháng 8, chính quyền do Nhật dựng lên ở Huế bị sụp đổ. Gia đình chúng tôi phấn khởi đón chào thắng lợi của cách mạng. Ngoài cô Đính là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế, khi đó tôi mới biết có một số anh là học sinh trường Thuận Hóa ở trong nhà tôi cũng đã tham gia Việt Minh từ trước”. Những dòng này cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của lực lượng cách mạng, xây dựng thế trận, chuẩn bị, bố trí lực lượng ứng phó trước những diễn biễn cấp thiết, cấp tốc mà nhiệm vụ của cuộc cách mạng đặt ra.

Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám
Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế

Đầu tháng 6 năm 1946, suốt mấy hôm liền, Nha Thông tin Tuyên truyền Trung Bộ đã cho chiếu tại Nhà Đại chúng (Trụ sở Hội Quảng tri cũ đóng ở đường Hàng Bè, nay là đường Huỳnh Thúc Kháng) ở Thuận Hóa hai cuốn phim “Sức sống của 25 ngàn dân Việt trên đất Pháp” và “Cuộc tiếp đón phái bộ Phạm Văn Đồng của Việt kiều ở Pháp”. Đêm cuối cùng hai cuốn phim này được đem ra chiếu giữa trời tại vườn hoa Nguyễn Hoàng, đường Trần Hưng Đạo. Buổi chiếu hai cuốn phim đã thu hút hơn một vạn người đến xem, đứng kín cả công viên và tràn ra đường phố.

Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế
Return to top