ClockThứ Năm, 24/03/2016 14:01

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng mạnh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2016 tăng 0,57% so với tháng trước, cao nhất so với 3 tháng gần đây.

Cụ thể, CPI tháng 2/2016 tăng 0,42% so với tháng 1/2015 và tăng 0,42% so với tháng 12/2015; CPI tháng 1/2016 không biến động so với tháng 12/2015. Trong khi đó, CPI tháng 12/2015 tăng 0,02% so với tháng 11/2015.

CPI tháng 3/2016 tăng 0,57% so với tháng trước; tăng 1,69% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,99% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân quý I năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,25%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 2 nhóm tăng: Thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức tăng 24,34%; Giáo dục tăng 0,66%. Có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm: Giao thông giảm 3,64%; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,54%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,48%; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,23%; May mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,17%; Bưu chính viễn thông giảm 0,1%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,1%; Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,01%; Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,01%.

Theo quy luật tiêu dùng CPI tháng 3 hàng năm thường có xu hướng giảm do nhu cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên Đán giảm, tuy nhiên CPI tháng 3 năm nay tăng chủ yếu do giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục tăng. Về cơ bản, giá một số loại hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý tăng theo lộ trình, đặc biệt là giá của dịch vụ y tế, giáo dục.

CPI tháng 3 tăng khá cao so với tháng trước, tuy nhiên, nếu so với tháng 12/2015, thì mức tăng mới chỉ là 0,99%. Với mức tăng này, dư địa điều hành kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm nay còn khá lớn. Mục tiêu đề ra trong năm nay, lạm phát sẽ được chủ động điều hành ở mức dưới 5%.

Tính chung trong quý I/2016, CPI tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước, đang ở mức thấp góp phần đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ đặt ra, yếu tố chi phí đẩy tiếp tục giữ lạm phát ở mức thấp.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3/2024

Một loạt chính sách mới về kinh tế như: Quy định kiểm tra chất lượng phương tiện đường sắt; lệ phí cấp phép khai thác khoáng sản quý hiếm; lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển; quy định thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... sẽ có hiệu lực chính thức kể từ tháng 3/2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3 2024
Rộn ràng mùa du lịch đầm phá

Từ tháng 3, các đoàn khách bắt đầu đổ về đầm phá, một điểm du lịch sinh thái đặc thù của Huế. Ước tính hàng ngàn du khách đã đến khám phá, trải nghiệm ở vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á này.

Rộn ràng mùa du lịch đầm phá
11 tháng, CPI bình quân của cả nước tăng 3,02%

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/11, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng cao là những nguyên nhân chính làm cho Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng trước. So với tháng 12/2021 CPI tháng 11 tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,37%.

11 tháng, CPI bình quân của cả nước tăng 3,02
Chuyên gia bàn cách kiểm soát lạm phát

Hàng loạt hàng hóa tăng giá, nhất là mặt hàng thiết yếu, quan trọng của nền kinh tế như xăng dầu đã khiến nguy cơ lạm phát tăng cao. Tăng nguồn cung hàng hóa, giảm một số loại thuế để giảm giá đầu vào sản xuất là giải pháp được cho là cần ưu tiên hàng đầu.

Chuyên gia bàn cách kiểm soát lạm phát
Return to top