ClockThứ Năm, 14/08/2014 13:52

Chi tiết của chi tiết

TTH - Tôi gặp Lê Hải Đức khi anh đến Huế trong vai trò là đại diện cho nhà tài trợ chính triển lãm “Đồ họa không giới hạn” vào cuối tháng 6 vừa qua tại Huế. Dù là ban đầu, nhưng cuộc gặp gỡ bên hiên café Phương Nam cũng khá mặn. Có lẽ vì sự đồng điệu của những người am hiểu, yêu mến và quan tâm đến hoạt động mỹ thuật nói chung, mỹ thuật Huế nói riêng.

Quản lý của một doanh nghiệp dược, người sáng lập, Giám đốc Quỹ Kim Long - quỹ hỗ trợ văn hóa nghệ thuật và giáo dục là thông tin ban đầu mà tôi biết được về anh - người đàn ông ở phía đối diện khá trầm lắng nhưng có đôi mắt biết cười. Lê Hải Đức còn là một nhà sưu tập tranh có cỡ và đa phần chúng thuộc về các tác phẩm đồ họa. Đó là thông tin mà tôi thu nhận được phía sau mạch chuyện đã sôi nổi và hào hứng dần. Điều ấy không chỉ là thông điệp về căn nguyên và lý do khi ai đó đã hỏi về điều thông thường nhất - sự kết nối từ đâu và vì sao quỹ hỗ trợ của anh lại trở thành mạnh thường quân cho một hoạt động mỹ thuật không còn cũ nhưng vẫn hãy còn khá lạ lẫm trong sự tiếp nhận của công chúng. Hiện bộ sưu tập của Lê Hải Đức đã có hơn 500 tác phẩm của hơn 60 tác giả khác nhau trong lĩnh vực đồ họa với những họa sĩ thực sự có tên tuổi.

Thực ra thì nếu không được giới thiệu, không có cuộc trò chuyện trước đó, tôi cũng không thể nào biết rằng, người đàn ông thanh mảnh, với đôi mắt cận khá dày và chiếc ba lô đen bùi bụi lẫn vào những người đang xem triển lãm lại là một nhà sưu tập tranh bắt đầu có cỡ. Nhưng nói thật thì khi quan sát cách anh chú mục trên từng tác phẩm và trao đổi về những chi tiết cụ thể, tôi mới hiểu rằng, không thể nào a-ma-tơ với một cuộc chơi tưởng như ngẫu hứng mà chuyên nghiệp này, ví như những điều cơ bản về khoảng cách từ tranh đến khung, từ tên tác phẩm, chất liệu, kích cỡ đến tên tác giả phải được đặt ở vị trí nào... Đôi khi chúng ta cứ nghĩ rằng, đó là những điều nhỏ mọn, có thể tuế toái được nhưng té ra nó chính là những thuộc tính cần thiết nhất để hình thành nên chỗ đứng của tác giả và tác phẩm, trong cả một cuộc hành trình sáng tạo lâu dài.

Khi đặt lại vấn đề ấy với họa sĩ Nguyễn Thị Hải Hoà, Chủ nhiệm Bộ môn Đồ hoạ Trường đại học Nghệ thuật Huế, chị nói đó là bài học đầu tiên mà mỗi sinh viên của trường được tiếp nhận trong quá trình sáng tạo và sở dĩ có điều ấy có lẽ là vì các em chưa thật sự chú tâm, hoặc còn e dè khi “chứng thực” tác phẩm của chính mình.

Chuyện tưởng nhỏ, chỉ là chi tiết của chi tiết, té ra không chỉ thể hiện yêu cầu cơ bản và bắt buộc của một bài học nằm lòng đối với sinh viên mỹ thuật mà phần nào đó, còn thể hiện được một khía cạnh khác về sự thiếu tự tin của những người trẻ ở một vùng đất, không chỉ trong quá trình học tập và sáng tạo.

Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top