Thế giới Thế giới
Chi tiêu quân sự năm 2015 tăng trở lại
TTH.VN - Căng thẳng gia tăng trên toàn thế giới đã đẩy mạnh chi tiêu quân sự trong năm 2015, lần tăng đầu tiên sau 4 năm giảm chi tiêu trong hạng mục này, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết trong một báo cáo vừa được công bố sáng nay (ngày 5/4).
![]() |
Chi tiêu quân sự tăng 1% trong năm 2015. Ảnh: AP |
Trong cả năm 2015, chi tiêu quân sự thế giới tổng cộng đạt 1,67 ngàn tỷ USD, tăng 1% so với năm trước. Sự gia tăng này chủ yếu do chi tiêu ở Đông Âu, châu Á và Trung Đông tăng nhiều hơn, trong khi sự suy giảm trong chi tiêu ở phương Tây đã chững lại, SIPRI cho biết.
Tính đến nay, Mỹ vẫn ở vị trí hàng đầu - là quốc gia dành nhiều ngân sách nhất cho các lực lượng vũ trang, mặc dù ngân sách chi tiêu quân sự của Washington trong năm qua đạt 596 tỷ USD, giảm 2,4% so với năm trước, một sự suy giảm nhỏ hơn so với những năm gần đây.
Nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI – ông Sam Perlo-Freeman nói rằng, Hoa Kỳ hiện nay đang "tăng chi tiêu bổ sung cho các hoạt động dự phòng ở nước ngoài (OCO) cho cuộc chiến chống lại tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS)".
Nước chi tiêu lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc với mức gần 215 tỷ USD. Tiếp ngay sau đó, Ả Rập Saudi đã vượt qua Nga để giành vị trí thứ 3, với ngân sách 87,2 tỷ USD, trong khi Moscow dành ra 66,4 tỷ USD cho chi tiêu quân sự năm 2015.
Trong thời gian 10 năm từ 2006-2015, ngân sách quân sự Mỹ đa sụt giảm 4%, trong khi khoản chi tiêu này của Trung Quốc tăng đến 132%. Ả Rập Saudi và Nga cũng có sự gia tăng đáng kể trong ngân sách quân sự, với mức tăng 97% và 91% tương ứng.
Trong khi đó, Pháp – quốc gia có ngân sách lớn thứ 5 trong năm 2014, đã rơi xuống vị trí thứ 7, sau Anh và Ấn Độ.
Ngân sách chi tiêu quân sự tiếp tục giảm trên khắp Tây Âu, mặc dù sự sụt giảm này ít hơn trong những năm gần đây.
"Những lý do cho xu hướng thay đổi này là do chính sách của Nga, IS và của NATO", ông Perlo-Freeman nói, lưu ý rằng các thành viên Liên minh đã nhất trí duy trì chi tiêu ở mức 2 % tổng sản phẩm trong nước (GDP) cho đến năm 2024.
Ở châu Á, chi tiêu quân sự gia tăng ở Indonesia, Philippines, Nhật Bản và Việt Nam phản ánh những căng thẳng với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, SIPRI cho biết.
Tố Quyên (Lược dịch từ AP & Newsunited)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu (18/04)
- Toàn cảnh tang lễ đặc biệt của Hoàng thân Philip (18/04)
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày (18/04)
- Sông Mekong trước những bất thường (17/04)
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019 (17/04)
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ (17/04)
- Trung Quốc nộp văn kiện phê chuẩn RCEP cho Tổng thư ký ASEAN (17/04)
-
Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”