ClockThứ Năm, 06/06/2019 14:52

Chi trả hơn 130 tỷ đồng cho hơn 550 lượt chủ rừng

TTH.VN - Sáng 6/6, tại TP. Huế, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ, Qũy Môi trường toàn cầu và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc phối hợp với Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm và kiến nghị sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho phát triển sinh kế cộng đồng (PTSKCĐ)” . Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và 50 đại biểu đến từ các các địa phương có Qũy PTSKCĐ.

Thêm động lực và trách nhiệm giữ rừngTổng chi dịch vụ môi trường rừng 32,46 tỷ đồngChi trả dịch vụ môi trường rừng: Lợi từ hai phía

Chăm sóc rừng ngập mặn 

Chi trả DVMTR là chính sách lớn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và là một trong 10 thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011- 2015. Trong 7 năm (2012- 2018), tổng số tiền chi trả cho hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư trên 5.360 tỷ đồng, trong đó có trên 1.820 tỷ đồng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư là chủ rừng; trên 3.340 tỷ đồng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng. Bình quân mỗi năm chi trả 766 tỷ đồng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

Hội thảo nhằm tạo cơ hội chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm tốt của cộng đồng về sử dụng tiền chi trả DVMTR cho phát triển sinh kế bền vững để nhân rộng ra nhiều nơi, đồng thời có những kiến nghị từ cộng đồng đối với các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý, tháo gỡ khó khăn trở ngại và tạo điều kiện để cộng đồng sử dụng tiền DVMTR cho phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống thông qua Qũy PTSKCĐ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, chi trả DVMTR là chính sách lớn, tạo ra nguồn tài chính đáng kể góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng. Sau 8 năm thực hiện, chích sách sớm đi vào cuộc sống, tác động sâu rộng đến xã hội, đặc biệt là đối với đồng bào gắn bó lâu đời với rừng. Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn đã chi trả hơn 130 tỷ đồng cho hơn 550 lượt chủ rừng, trong đó có chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình chiếm gần 33 tỷ đồng với diện tích hơn 23.000ha.

Tin, ảnh: Thanh Hương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch

Sáng 29/2, tại Trường cao đẳng Du lịch Huế diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề: “Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các chuyên gia trong và ngoài nước.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch
Tín hiệu vui từ việc bán tín chỉ carbon rừng

Năm 2023, ngành lâm nghiệp đánh dấu cột mốc rất quan trọng khi lần đầu tiên Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng). Đây là bước khởi đầu về tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng.

Tín hiệu vui từ việc bán tín chỉ carbon rừng
Return to top