Thế giới

Chỉ trích NATO đông tiến, Nga sửa đổi học thuyết hàng hải

ClockThứ Hai, 27/07/2015 10:31
TTH.VN - Tổng thống Putin ngày 26/7 đã phê chuẩn học thuyết hàng hải phiên bản mới của Nga, trong đó kêu gọi duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của Nga ở Đại Tây Dương và Bắc Cực, đồng thời chỉ trích sự mở rộng về phía đông của NATO.

Theo Xinhua, bản học thuyết hàng hải mới dài 45 trang đã được điện Kremlin công bố trên trang mạng chính thức trong ngày 26/7. Theo đó, Nga coi Đại Tây Dương và Bắc Cực là các vùng quân sự chiến lược, cần “tiêu diệt mọi nguy cơ đối với an ninh quốc gia để duy trì sự ổn định chiến lược”.


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn học thuyết hàng hải mới. (Ảnh:Sputnik)

Học thuyết hàng hải mới kêu gọi đảm bảo “sự hiện diện có hiệu quả của Hải quân Nga tại Đại Tây Dương”, trong khi nhấn mạnh "cần tăng cường năng lực của Hạm đội phương Bắ" nhằm tạo một nền tảng vững chắc bảo vệ lợi ích quốc gia tại vùng Bắc cực. “Nga cần củng cố vị thế dẫn đầu trong nghiên cứu và phát triển hàng hải tại Bắc Cực”, học thuyết nhấn mạnh.

Bao trùm các vấn đề về hải quân, đội tàu thương mại và khoa học hàng hải, học thuyết cũng xác định thêm vùng Nam Cực là khu vực lợi ích chiến lược đối với Nga.

NATO theo đuổi kế hoạch “không thể chấp nhận”

Xinhua dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin bình luận rằng Mátxcơva quyết định tăng cường sự hiện diện của Nga tại Đại Tây Dương là nhằm phản ứng trước các động thái của NATO.

Ông Rogozin cho rằng “NATO đang theo đuổi những kế hoạch “không thể chấp nhận” nhằm chuyển dịch cơ sở hạ tầng quân sự tới biên giới của Nga”. Ông cũng đổ lỗi cho NATO về tình hình an ninh đang xấu đi tại châu Âu, cũng như mối quan hệ rạn nứt giữa Nga và khối này.

Phó Thủ tướng Rogozin cũng nhấn mạnh học thuyết mới phản ánh “những thay đổi về tình hình chính trị quốc tế cũng như mục tiêu tăng cường sức mạnh của Nga như là một cường quốc hải quân”.

Trang bị hơn 20 tiêm kích hạm cho Hạm đội phương Bắc

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cuối tuần qua cho biết, lực lượng hàng không của hải quân Nga sẽ được biên chế hơn 20 chiếc máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu sân bay MiG-29K mới.

RT dẫn thông báo từ Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/7 cho biết: Số tiêm kích hạm này sẽ trở thành lực lượng nòng cốt cho một đơn vị hàng không mới thành lập trực thuộc Hạm đội phương Bắc.

“Để tăng cường bộ phận hàng không của hải quân, các máy bay chiến đấu MiG-29K đang được trang bị cho lực lượng hàng không của hải quân. Quá trình này bắt đầu từ năm 2013 và sẽ hoàn thành trong năm nay- 2015”, tuyên bố cho hay.

Trước đó trong ngày, Tư lệnh Hạm đội phương Bắc, Đô đốc Vladimir Korolev cho biết, hạm đội đã bắt đầu thành lập bộ phận không quân và phòng không, mặc dù trước đó một số hệ thống phòng không tối tân của Nga như S-300, S-400, Buk và Pantsyr-S đã được điều động đến khu vực này.

Nga đã và đang tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực kể từ cuối năm 2014 khi nước này sửa đổi học thuyết quân sự nhằm tuyên bố khu vực chiến lược nhiều tiềm năng này trở thành khu vực quan tâm của họ.

Bắc Cực là một mối quan tâm chiến lược của Nga. Khu vực này được cho là có nguồn dự trữ dầu khí khổng lồ chưa được khai thác. Bên cạnh đó, trong bối cảnh  trái đất đang nóng lên làm lớp băng tại đây tan chảy, ít gây cản trở tới việc di chuyển của tàu bè, Bắc Cực đang trở thành một trong những tuyến hàng hải quan trọng.

Bạch Trúc (Theo Dantri)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top