ClockThứ Hai, 17/06/2019 12:30

Chia sẻ kiến thức, học sinh chủ động

TTH - Đưa hoạt động trải nghiệm giáo dục bắt buộc vào học đường là một trong những đổi mới căn bản trong giáo dục phổ thông.

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viênSinh viên cần kỹ năng để không thất nghiệp

Học sinh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt tham gia vẽ tranh

Dạy học sinh lớp 4 tiết học về kinh thành Huế, thay vì “cô giảng, trò chép”, cô giáo Cao Thị Thanh Tuyết, Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (TP. Huế) đã cho học sinh tìm hiểu sách báo viết về kinh thành Huế ở Thư viện Tổng hợp tỉnh. Sau đó, các em được sang Đại Nội để tận mắt chứng kiến kinh thành Huế một cách sinh động. Tiết học trải qua nhẹ nhàng mà lắng đọng bởi kiến thức ở đây đang là chia sẻ chứ không phải giáo viên truyền thụ một chiều.

Tiết học và cách dạy của cô giáo Cao Thị Thanh Tuyết là một dẫn chứng sinh động cho việc đổi mới chương trình giáo dục từ hoạt động trải nghiệm được tiến hành ở Thừa Thiên Huế và trong cả nước nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị Quyết số 29 - NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đưa hoạt động trải nghiệm giáo dục bắt buộc vào học đường là một trong những đổi mới căn bản trong giáo dục phổ thông. Hoạt động này được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, gồm: Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông). Thời lượng dành cho hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp là 3 tiết/tuần. Ở cấp tiểu học, nội dung hoạt động trải nghiệm tập trung vào khám phá bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi được tổ chức với nội dung, hình thức phù hợp.

Tại hội nghị biểu dương những giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây, cô giáo Cao Thị Thanh Tuyết chia sẻ, qua tiết dạy trải nghiệm, giáo viên giáo dục cho các em về lòng tự hào đối với di tích lịch sử của quê hương, từ đó giáo dục về ý thức bảo vệ các di sản văn hóa. Đặc biệt, trong chuyến trải nghiệm, giáo viên đã thực hiện liên kết giữa các môn học, như: Mỹ thuật, âm nhạc… giúp các tiết học đa dạng và hấp dẫn.

Ở một khía cạnh khác, cô giáo Nguyễn Thị Thu Sang, giáo viên mỹ thuật, Trường tiểu học Số 1 Lộc Trì (Phú Lộc) cho rằng, đối với bộ môn mỹ thuật, học nhóm là một hoạt động xuyên suốt nên giáo viên cần chia nhóm một cách hợp lý, linh động tùy theo vị trí ngồi và nội dung bài học. Cô giáo Thu Sang bày tỏ: "Tôi đề cao vai trò đoàn kết làm việc nhóm, từ đó hạn chế được nhược điểm có em ngồi chơi, có em thì tích cực làm việc hết mình. Tôi thường tìm kiếm và làm sản phẩm thực tế để giúp học sinh có kiến thức hơn về thực tế. Các em có thể học trên lớp, ngoài trời, hay thư viện. Những tiết thực hành nhóm lớn, các em có thể trao đổi một cách thoải mái ở các góc sân trường".

Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.

Còn để giải bài toán về giáo viên, PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa, Chủ biên chương trình hoạt động trải nghiệm Trung ương cho biết, khi được đào tạo trong trường sư phạm, sinh viên đã được giáo dục cả hai nội dung dạy học và giáo dục. Vì vậy, bất cứ giáo viên nào hiện nay ngoài việc dạy học cũng đều có thể tham gia đảm nhận việc hướng dẫn hoạt động sáng tạo cho học sinh. Đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội... cũng là lực lượng có chuyên môn để đảm trách hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm chung.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con

TIN MỚI

Return to top