ClockThứ Sáu, 08/04/2022 19:45

Chia sẻ kinh nghiệm và tổ chức vận hành, quản lý chính quyền điện tử, đô thị thông minh

TTH.VN - Lãnh đạo TP. Huế đã trao đổi nội dung này với đoàn công tác của TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp) do Bí thư Thành ủy Hồng Ngự - Lê Hà Luân làm trưởng đoàn đến trao đổi kinh nghiệm triển khai và vận hành dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) tại TP. Huế chiều 8/8. Tham dự có Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật và các cơ quan, đơn vị.

Tác động của đô thị thông minh đối với xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên HuếKý kết hợp tác phát triển đô thị thông minh với Tập đoàn Đất đai và Nhà ở Hàn QuốcHUE IOC kích hoạt hàng loạt ứng dụng thông qua nền tảng Hue-S

Hệ thống camera LPR của TP. Huế truy xuất được biển số xe và phân tích hành trình xe chạy trên bản đồ Map

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), ĐTTM của Huế bắt đầu từ những năm 2000 bằng việc xây dựng các cơ sở dữ liệu, nhất là cơ sở dữ liệu về đất đai, hạ tầng đô thị... Hiện, thành phố đã và đang đẩy mạnh phát triển CQĐT, ĐTTM với nhiều hoạt động nhằm đưa Huế phát triển toàn diện, hiện đại, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng Huế - Thành phố “thông minh”, cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật cho rằng, thành phố sớm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước với việc tiếp tục ứng dụng CNTT trong mô hình một cửa điện tử tại Trung tâm Hành chính công, duy trì hoạt động và phát triển Cổng thông tin điện tử của thành phố và các phường phục vụ cho người dân và doanh nghiệp; triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 và đang tiếp tục triển khai hoàn thiện hệ thống thông tin dịch vụ công, tích hợp các dịch vụ công ích, dịch vụ thanh toán trực tuyến và các dịch vụ thành phố thông minh…

Về ĐTTM, thành phố đã và đang hoàn thiện, phát triển các hạ tầng, nội dung liên quan. Hiện, có nhiều camera hiện đại lắp đặt ở những vị trí quan trọng trên địa bàn, hệ thống camera giám sát với các tính năng hiện đại như nhận diện khuôn mặt, biển số xe… giúp đảm bảo trật tự giao thông - đô thị - xây dựng trên địa bàn.

Về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thành phố đã tích hợp hệ thống thanh toán tiền dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải không tiền mặt trên địa bàn qua VNPT Pay; áp dụng các giải pháp hỗ trợ thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt (thông qua mã quét QR Code tại các ứng dụng ví điện tử và qua hình thức quét thẻ máy POS đặt tại Trung tâm Hành chính Công thành phố Huế)...

Tin, ảnh: Khánh Thư

  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Từ ngày 19-21/3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh đón đoàn công tác Quỹ BV&PTR tỉnh Hà Tĩnh đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính
Thêm bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ

Ngành Tổ chức xây dựng (TCXD) Đảng của tỉnh nhận thấy, quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao có rất nhiều bài học kinh nghiệm được đúc rút, nhưng bài học xuyên suốt nhất, mang ý nghĩa quyết định nhất chính là sự đoàn kết, thống nhất cao về tư tưởng và hành động.

Thêm bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ

TIN MỚI

Return to top