ClockThứ Bảy, 31/03/2012 19:23

Chia sẻ kinh nghiệm về cơ hội, thách thức đối với việc tăng cường quản trị rừng

TTH - Từ ngày 27 đến 30/3, tại Khu nghỉ dưỡng Tam Giang Resort (thị trấn Thuận An, Phú Vang), Trường đại học Nông Lâm Huế phối hợp với Viện quốc tế về Môi trường và phát triển, Nhóm học hỏi về quản trị rừng (FGLG), Trung tâm vì con người và rừng đã tổ chức Hội thảo quốc tế lần 8 của FGLG với chủ đề “Quyền, Tổ chức và Năng lực cho tất cả các khu rừng”. Tham dự hội thảo có 30 thành viên FGLG đến từ 11 quốc gia và các đại biểu đến từ các tổ chức có liên quan.

Trong 4 ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu đã tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về những cơ hội cũng như thách thức đối với việc tăng cường quản trị rừng; đồng thời đánh giá cao công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó, hội thảo cũng tập trung vào những nỗ lực trên toàn thế giới nhằm giải quyết vấn đề chống biến đổi khí hậu thông qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tìm hướng giúp cộng đồng quản lý bảo vệ rừng cải thiện sinh kế...  


Quang cảnh hội thảo

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng, đất rừng, thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua việc thực hiện thành công dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và nối tiếp là thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.
 
Đối với Thừa Thiên Huế, việc giao đất, giao rừng cho người dân trồng và quản lý được thực hiện từ năm 2000; qua đó khẳng định cộng đồng địa phương đang là đối tác rất quan trọng trong việc bảo vệ và quản lý rừng. Với mục đích tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường công tác quản trị rừng và giúp người dân hưởng lợi một cách hữu hình từ rừng được giao quản lý, FGLG cũng bàn đến cơ chế giảm phát thải do suy thoái rừng và mất rừng (REDD+), chi trả phí dịch vụ môi trường rừng...
 
Dịp này, các đại biểu đã đi thực tế hiện trường tại 4 địa điểm quản lý rừng cộng đồng ở huyện Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền.
 
                                                          Tin, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI

TIN MỚI

Return to top