ClockThứ Tư, 03/06/2015 16:07

Chính danh

TTH - Trước nhiều thông tin về sự mất kiểm soát chất lượng tinh dầu tràm trong sản xuất và đưa ra tiêu thụ trên thị trường, tiểu thương kinh doanh mặt hàng này trên địa bàn đã là người phải chịu “gió” khi lượng hàng bán ra mỗi ngày một hẹp lại. Đấy là lúc người mua thì hờ hững, người bán thì cứ như ngồi trên đống lửa khi doanh thu nhỏ giọt, có người cả ngày gần như không bán được chai dầu nào trong khi bao nhiêu thứ phải chi trả hàng ngày như tiền mặt bằng, thuế và nhiều khoản khác…

Sự trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đã làm cho dầu tràm – một sản phẩm được sản xuất thủ công truyền thống, được đánh giá tốt do chất lượng cũng như công dụng của tinh dầu đối với nhiều đối tượng, từ trẻ em đến phụ nữ, người bị bệnh xương khớp, cảm lạnh, trị cảm, ho, sổ mũi... rơi vào thế chông chênh khi bị người tiêu dùng hoài nghi. Điều này cũng đã có tác động trở lại đối với những người sản xuất khi sản phẩm không có chỗ tiêu thụ. Cũng là điều dễ hiểu khi ngay cả với những cơ sở sản xuất lâu năm, có uy tín cũng bị “cuốn theo chiều gió”. Xác lập được lòng tin đối với một sản phẩm, xây dựng được thương hiệu đã khó, việc lấy lại uy tín và gầy dựng lại lòng tin đối với người tiêu dùng lại là điều khó khăn hơn.

Một điều cần nói thêm ở đây là lâu nay, số hộ sản xuất, chưng cất và số hộ kinh doanh dầu tràm ít nhất cũng vài chục. Thế nhưng theo báo cáo của Sở Công Thương, đến nay mới chỉ có hai đơn vị đăng ký thương hiệu dầu tràm Huế là doanh nghiệp TNHH Kim Vui và HTX Lộc Thủy. Điều băn khoăn ở đây là chỗ, việc đăng ký thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc đăng ký mà vấn đề là ở chỗ làm thế nào để thương hiệu ấy thực sự có chỗ đứng trên thị trường dựa trên sự lựa chọn và sức mua của người tiêu dùng. Có lẽ, đây cũng là mấu chốt khi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, bên cạnh điều đáng mừng khi nghề sản xuất tinh dầu tràm có sự phát triển, và qua đó, giải quyết lao động, tạo thu nhập cho lao động cũng như giữ được nghề thủ công truyền thống dựa trên nguyên liệu sẵn có. Thế nhưng việc phát triển này không theo các quy định của pháp luật, chất lượng sản phẩm không được quản lý chặt chẽ thì trách nhiệm trước hết là của các cơ quan quản lý Nhà nước, sau đó là các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu; hỗ trợ việc quảng bá thương hiệu cũng như bảo hộ sản phẩm từ nguồn khuyến công và chính sách phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh cho dầu tràm Huế cũng là điều mà Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã yêu cầu và khẳng định tại buổi làm việc với một số sở, ngành, lãnh đạo huyện Phú Lộc và HTX Lộc Thủy về việc quản lý, phát triển thương hiệu dầu tràm Huế cuối tháng 5 vừa qua.
Theo chúng tôi, đây là quyết tâm của tỉnh trong việc chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý về sản xuất và kinh doanh dầu tràm. Nói một cách khác đi, điều này chính là việc gây dựng lại tính chính danh cho dầu tràm Huế. Tuy nhiên, tính chính danh được khẳng định như thế nào còn là chuyện của chính các cơ sở sản xuất và người kinh doanh nữa. Nhất là khi có người “tham bát bỏ mâm”, chỉ thấy cái lợi trước mắt, ngay lập tức mà quên đi hệ lụy lâu dài mà việc khách hàng hờ hững trong thời gian qua là bài học nhãn tiền.
Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Return to top