ClockThứ Tư, 29/05/2019 15:12

Chính phủ Nhật Bản họp khẩn cấp bàn cách bảo đảm an toàn cho học sinh

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 29/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chủ trì phiên họp khẩn cấp nhằm tìm cách bảo đảm an toàn cho học sinh, sau vụ tấn công bằng dao khiến 19 người thương vong xảy ra tại thành phố Kawasaki sáng 28/5.

Tân Hoàng đế Nhật Bản kêu gọi hòa bình thế giớiTòa soạn báo ở Nga bị tấn công, 4 người bị thươngCảnh sát Indonesia bắt giữ 8 nghi phạm âm mưu tấn công khủng bốSri Lanka: Du lịch chao đảo từ sau loạt vụ tấn công khủng bốIS nhận trách nhiệm loạt đánh bom liều chết ở Sri Lanka

Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ tấn công bằng dao ở Kawasaki, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, ngày 28/5/2019. Ảnh: THX/TTXVN

Tham dự phiên họp có Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, Chủ tịch Ủy ban An toàn quốc gia Junjo Yamamoto cùng Bộ trưởng Giáo dục Masahiko Shibayama.

Tại phiên họp, Thủ tướng Abe nhấn mạnh vụ tấn công bằng dao vừa qua là một vụ việc hết sức đau lòng, đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ khi phần lớn nạn nhân là trẻ em nhỏ tuổi. Do đó, Thủ tướng Abe đã chỉ thị cho các quan chức dưới quyền nhanh chóng có các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh trên đường đến trường, cũng như phải tăng cường các biện pháp nắm bắt thông tin về những kẻ tình nghi.

Thủ tướng Nhật Bản cho rằng cần nhanh chóng chia sẻ thông tin chi tiết vụ việc tới các bộ ngành có liên quan, kiểm tra các điểm tập trung học sinh trong giờ đi học để đảm bảo an toàn cho các em. Ông Abe cũng chỉ thị lực lượng cảnh sát tăng cường tuần tra, giám sát và tăng cường chia sẻ thông tin  giữa cảnh sát và phía nhà trường về những đối tượng tình nghi.

Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp khẩn, Chánh văn phòng Suga cho biết lực lượng chức năng đang dốc sức điều tra nguyên nhân vụ việc, đồng thời khẳng định chính phủ sẽ nhanh chóng có các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh đi học hàng ngày.

Vụ tấn công bằng dao tại thành phố Kawasaki vào sáng 28/5 đã khiến 2 người thiệt mạng và 17 người bị thương. Hai nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công được xác định là em Hanako Kuribayashi, 11 tuổi, và ông Satoshi Oyama, 39 tuổi, một nhân viên thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Thủ phạm được xác định là Ryuichi Iwasaki, 51 tuổi, đã tự sát sau đó. Sáng 29/5, cảnh sát đã bắt đầu khám xét nhà của thủ phạm.

Nhận định về vụ tấn công, Giáo sư Komiya Nobuo, một chuyên gia tội phạm học thuộc Đại học Rissho, cho rằng đây là một hành vi tấn công khủng bố vì đã vượt qua mức độ của một vụ phạm tội thông thường.

Giáo sư Nobuo cho rằng các biện pháp phòng ngừa thông thường hiện nay như giáo dục phòng chống tội phạm cho trẻ em, hay tuần tra thông thường chỉ có hiệu quả với những trường hợp phạm tội thông thường như bắt cóc hay xâm phạm tình dục.

Tuy nhiên những biện pháp này chưa đủ hiệu quả với những đối tượng sẵn sàng liều chết tấn công và cùng lúc gây thương vong cho nhiều người. Do vậy, Giáo sư Nobuo đề xuất cần áp dụng các công nghệ phòng chống tội phạm tối tân hiện nay áp dụng trong phòng chống khủng bố như kỹ thuật chủ động phát hiện những đối tượng tình nghi thông qua phân tích hình ảnh camera.

Nhật Bản là nước có tỉ lệ tội phạm bạo lực thấp nhất trong số những quốc gia phát triển và các vụ tấn công nhằm vào đám đông rất hiếm khi xảy ra. Vụ việc khiến người dân Nhật Bản hết sức bàng hoàng và phẫn nộ.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Return to top