ClockThứ Tư, 28/03/2018 09:41

Chính phủ Séc thông qua đạo luật ngăn nước này rời EU

Một cuộc trưng cầu ý dân tại Séc sẽ được chấp nhận nếu bên khởi xướng thu thập được ít nhất 850.000 chữ ký đề nghị trong vòng 6 tháng.

EU yêu cầu Anh đảm bảo hơn nữa quyền lợi của công dân EUEU yêu cầu Vương quốc Anh bảo đảm các quyền của công dân EUCác nhà lãnh đạo Nam Âu hướng tới một EU hùng mạnh hơn sau cú sốc BrexitEU sẽ chính thức phê chuẩn Hiệp định Canada-EU trong ngày 29/10

Ngày 27/3, Chính phủ tạm quyền của Séc đã thông qua một dự luật về tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân với những yêu cầu khắt khe nhằm ngăn cản các cuộc bỏ phiếu trong tương lai về qui chế thành viên của Séc đối với các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên minh châu Âu (EU).

EU lo ngại từ hiệu ứng domino từ Brexit- Anh rời khỏi EU. Ảnh minh họa:WSJ
Theo dự luật do các nghị sĩ của Đảng Dân chủ xã hội (CSSD) soạn thảo, một cuộc trưng cầu ý dân sẽ được chấp nhận nếu bên khởi xướng thu thập được ít nhất 850.000 chữ ký đề nghị trong vòng 6 tháng.

Thêm vào đó, cuộc bỏ phiếu sẽ có tính ràng buộc về pháp lý nếu nó nhận được sự ủng hộ của hơn 50% số người được quyền tham gia bỏ phiếu.

Cũng theo dự luật, người dân sẽ không thể quyết định các vấn đề liên quan tới các quy định pháp luật, các quyền tự do và cơ bản, ngân sách nhà nước, thuế, việc bầu và bãi miễn những người có chức vụ thông qua trưng cầu dân ý.

Theo các chuyên gia, dự luật do Đảng Dân chủ xã hội soạn thảo đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn gấp 8 lần so với một dự luật tương tự do Đảng Tự do và Dân chủ trực tiếp có tư tưởng chống EU soạn thảo. Với dự luật mới được chính phủ thông qua, rất khó để có thể có một cuộc trưng cầu ý dân về qui chế thành viên của Séc đối với EU được thực hiện.

Dự luật đã được chuyển lên Quốc hội để các nghị sĩ thảo luận. Các cuộc thăm dò dư luận tại Séc năm ngoái cho thấy khoảng 2/3 người dân ủng hộ qui chế thành viên Liên minh châu Âu của nước này.

Một số đảng trong Hạ viện như Dân chủ công dân (ODS) hay TOP09 cũng phản đối việc tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân như vậy trong tương lai.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top