ClockThứ Sáu, 23/11/2018 09:31

Chinh phục thị trường nội địa

TTH - Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt chưa thực sự chú trọng đến thị trường nội địa. Cứ nhìn vào thị trường, cung cách xuất khẩu chúng ta sẽ thấy rõ điều này.

Xác lập giá trị & thị trường tiêu thụ sản phẩm địa phươngKết nối sản xuất với thị trườngCác công ty nhà ở Nhật Bản hướng đến thị trường châu Á

Lễ phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và ra mắt ô tô, xe máy điện Vinfast, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kết hợp với Vingroup tổ chức chiều ngày 20/11 thu hút sự quan tâm của dư luận. Bởi, ngoài niềm tự hào về một thương hiệu ô tô, xe máy điện Việt còn là sự đổi mới cách tiếp cận người tiêu dùng của các nhà sản xuất hàng Việt.

Cách đây hơn 9 năm, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động, nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp, các địa phương và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Với người tiêu dùng, họ chọn hàng Việt ngoài lòng yêu nước, góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, còn là sự tin tưởng vào chất lượng hàng Việt ngày càng tốt hơn, giá cả hợp lý hơn. Tuy nhiên, để hàng Việt được người Việt ưu tiên lựa chọn tiêu dùng thì các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt chưa thực sự chú trọng đến thị trường nội địa. Cứ nhìn vào thị trường, cung cách xuất khẩu chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Thực phẩm, trái cây, nông sản, áo quần, giày dép… hàng tốt phần lớn dành cho xuất khẩu, còn lại mới tiêu thụ trong nước, theo kiểu “nhà vườn ăn cau sâu”. Với các doanh nghiệp cũng vậy, hàng xuất khẩu thì chăm chút từ chất lượng đến hình thức, còn hàng tiêu thụ nội địa chưa được đầu tư tương xứng. Hướng đến xuất khẩu không có gì sai, nhưng các doanh nghiệp đã chưa đánh giá đúng tiềm năng thị trường và khả năng tiêu dùng của nội địa nên chưa khai thác được lợi thế tại chỗ, thậm chí gây mất niềm tin người tiêu dùng khi làm ăn giả dối. Bài học ở các nước phát triển, hàng hóa nội địa bao giờ cũng tốt, bền, giá hợp lý. Khi chinh phục được thị trường nội địa tức là họ đã tạo được thương hiệu, tiềm lực, thế mạnh khi mở rộng xuất khẩu.

Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do quốc tế, khu vực; trong đó nhiều hiệp định thương mại tự do sẽ có hiệu lực trong thời gian tới. Mới đây nhất Quốc hội vừa phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hướng đến một nền kinh tế mở. Như vậy, ngoài các thuận lợi thì các doanh nghiệp cũng sẽ chịu nhiều thách thức. Không chỉ là sự cạnh tranh trong môi trường toàn cầu mà ngay cả thị trường nội địa sẽ có nhiều thách thức. Thị trường nội địa sẽ không còn là sân chơi riêng của các doanh nghiệp Việt mà sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại khi nhiều mặt hàng nhập khẩu có thuế suất còn 0%-5%. Như vậy, chinh phục người tiêu dùng nội địa với dân số hơn 90 triệu dân là một nhiệm vụ không hề dễ dàng và nếu không quan tâm đúng mức các doanh nghiệp Việt sẽ thua ngay trên sân nhà.

Cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, việc phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” là sự hoàn chỉnh hai vế cung- cầu của thị trường. Đó là hàng Việt chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý sẽ được người tiêu dùng chào đón và ngược lại, sự ủng hộ của người tiêu dùng là động lực, cơ hội để các doanh nghiệp Việt không ngừng cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất, quản lý nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, bảo đảm sức cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Thông tin doanh nghiệp
Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng?

Sau năm 2022 cực kỳ thành công khi cả doanh thu và lợi nhuận đạt giá trị 487,1 triệu USD (BlueWeave Consulting), tưởng chừng thị trường văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Việt Nam sẽ tận dụng đà hồi phục để bùng nổ hơn nữa trong năm 2023 nhưng báo cáo tài chính của ngành hàng này vừa cho thấy kết quả ngược lại.

Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4

TIN MỚI

Return to top