ClockThứ Năm, 14/01/2021 08:03

Chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính cấp huyện, xã sau khi sáp nhập

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 04/NQ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 8 Mục III Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019 của Chính phủ.

Tạo sức bật mới, tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2021Thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị: Tạo thế và lực từ cơ chế, chính sách đặc thùCho ý kiến về một số cơ chế, chính sách đặc thù với Hà Nội

Theo đó, các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn sau khi sáp nhập thực hiện theo nguyên tắc dự toán đối với từng Bộ, cơ quan Trung ương, từng địa phương không thay đổi.

Cụ thể, đối với sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện chỉ thực hiện các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại địa bàn huyện nghèo trước khi sáp nhập.

Đối với sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập thôn chỉ thực hiện các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại địa bàn xã, thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn trước khi sáp nhập gồm:

+ Đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực III, khu vực II hoặc khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 sáp nhập với nhau thực hiện các chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và chính sách ưu đãi, hỗ trợ như thời điểm trước khi sáp nhập cho đến khi cấp thẩm quyền quyết định sửa đổi, thay thế.

+ Đối với sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm trường hợp thôn của xã này nhập vào thôn của xã khác), chỉ thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ, chính sách đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đối với địa bàn xã, thôn thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn cũ trước khi sáp nhập; đồng thời thực hiện bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn xã, thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn như thời điểm trước khi sáp nhập.

+ Xã, thôn khó khăn sáp nhập với xã, thôn khó khăn; xã, thôn đặc biệt khó khăn sáp nhập với xã, thôn đặc biệt khó khăn thực hiện bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện hỗ trợ đầu tư trên cơ sở cộng gộp hai suất đầu tư của xã, thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn như thời điểm trước khi sáp nhập cho xã, thôn mới.

Về thực hiện các chính sách khi thay đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn khó khăn, đặc biệt khó khăn đổi tên sau khi sáp nhập sẽ sử dụng tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn mới để tổ chức thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị quyết này.

Các chính sách quy định nêu trên thực hiện từ ngày 12/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Riêng các chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện đến hết năm 2020; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thực hiện đến khi cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025, nhưng tối đa đến hết ngày 31/12/2021.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
TP. Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính: Quan trọng và cấp thiết

Sau khi tiến hành lấy ý kiến cử tri trên địa bàn và thông qua HĐND 36 phường, xã về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, HĐND TP. Huế vừa thông qua Nghị quyết (NQ) tán thành chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh.

TP Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính Quan trọng và cấp thiết
Return to top