ClockThứ Năm, 04/10/2018 06:51

Chính sách giao thông bền vững cho ASEAN

TTH.VN - Các con đường ở Đông Nam Á là nơi có hơn 20 triệu xe ô tô. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 62 triệu vào năm 2040, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Đồng thời, các hệ thống đường ray cao tốc mới đang được xây dựng trên toàn khu vực cũng dẫn đến sự bùng nổ cơ sở hạ tầng trong thời gian gần đây.

ASEAN cần khẩn trương có chính sách giao thông bền vữngKý kết thoả thuận tạo điều kiện cho xe buýt di chuyển trong ASEANViệt Nam tổ chức Diễn đàn Cảnh sát Giao thông ASEAN lần 1

Con đường đông đúc xe cộ ở Malaysia. Ảnh: Getty Image

Sự tăng trưởng của ngành giao thông là một tín hiệu vui vì nó cho thấy khu vực đang bắt kịp kinh tế với phần còn lại của thế giới. Sức mua của Đông Nam Á ngày càng tăng và giờ đây người dân có thể mua được nhiều xe hơn. Sự gia tăng tính di động và kết nối của các công dân trong khối cũng sẽ gián tiếp giúp phát triển các hoạt động kinh tế trong khu vực.

Nhu cầu dầu mỏ

Để đạt tăng trưởng trong lĩnh vực giao thông, nhược điểm tiềm năng là nó có thể làm gia tăng nhu cầu về dầu mỏ. Các nước như Na Uy, Đức, Pháp và Anh đã công bố ngày chấm dứt việc bán xe chạy bằng xăng và dầu diesel. Na Uy đã thiết lập thời hạn sớm nhất là 2025, Đức và Ấn Độ vào năm 2030 trong khi Pháp và Anh đang có kế hoạch chấm dứt việc bán xe chạy bằng xăng và dầu diesel vào năm 2040. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia khác cũng đang cân nhắc hành động tương tự.

Tuy nhiên, Đông Nam Á được dự đoán sẽ đi ngược lại xu hướng này. Theo ước tính của IEA, nhu cầu dầu nhiên liệu trong khu vực sẽ tăng đều đặn, với mức tăng từ 4,7 triệu thùng/ngày lên khoảng 6,6 triệu thùng/ngày vào năm 2040.

Một trong những lý do chính cho điều này là sự phát triển nhanh chóng của ngành vận tải trong khu vực. Việc giới thiệu các hãng hàng không giá rẻ và xây dựng thêm nhiều sân bay cũng giúp làm tăng lượng du bằng đường lịch hàng không trong khu vực.

Ngành ô tô cũng đang phát triển nhanh chóng. Năm ngoái, tổng doanh số bán xe mới tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines tăng 5% lên gần 3,4 triệu chiếc. Bên cạnh đó, quyền sở hữu xe trên toàn khu vực dự kiến ​​sẽ tăng hơn 40%  vào năm 2040.

Chính sách năng lượng bền vững 

Để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, Đông Nam Á cần tăng cường các chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo dùng cho vận chuyển. Một trong những bước mà các quốc gia có thể thực hiện là nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực giao thông tương ứng. Một số quốc gia đã thực hiện một bước đi đúng hướng liên quan đến điều này. Ví dụ như Singapore áp dụng kế hoạch đánh giá về phát thải nhiên liệu của các phương tiện giao thông để trên cơ sở đó, cung cấp các khoản hoàn thuế cho xe hơi phát thải thấp. Chương trình quản lý xe theo lượng khí thải carbon (CEVS) tính toán các khoản hoàn thuế hoặc phụ phí đối với các loại xe tùy thuộc vào lượng carbon dioxide mà chúng tạo ra. Tuy nhiên, Singapore dường như là quốc gia duy nhất dẫn đầu loại sáng kiến ​​này. Các nước khác vẫn còn chậm trong việc thực hiện các chính sách tương tự.

Mặt khác, chính phủ các nước cũng nên tận dụng lợi thế của thị trường xe điện (EV) ngày càng tăng trong khu vực. Vì xe điện chạy bằng năng lượng điện nên chúng sử dụng ít năng lượng hơn rất nhiều và không thải khí carbon vào khí quyển. Người ta ước tính rằng đến năm 2025, ở Đông Nam Á có thể có 59 triệu xe điện 2 bánh và 3 bánh, cùng với khoảng 8,9 triệu xe ô tô điện trên đường. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về xe điện, các nhà sản xuất cần có chính sách phù hợp. Trong khi một số quốc gia có thể mang lại ưu đãi cho người tiêu dùng khi mua xe điện, thì Thái Lan chọn một hướng đi khác. Chính phủ nước này cấp ưu đãi thuế cho các nhà sản xuất để có thể đạt được mục tiêu đưa 1,2 triệu xe điện lưu thông trên đường vào năm 2036. Các quốc gia khác trong khu vực cũng nên giới thiệu các ưu đãi và trợ cấp phù hợp với vị thế tài chính của mình.

Hầu hết các nước Đông Nam Á đều nhận ra tầm quan trọng của giao thông công cộng. Một cơ sở hạ tầng giao thông công cộng tốt sẽ làm giảm sự phụ thuộc của quốc gia đó vào ô tô tư nhân. Đồng thời, điều này cũng giúp làm giảm tắc nghẽn giao thông và giảm ô nhiễm không khí. Các thành phố lớn như Manila, Jakarta và Kuala Lumpur đang thực hiện những nỗ lực lớn để cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông công cộng trong thành phố.

Mặc dù ASEAN có chính sách và mục tiêu năng lượng tái tạo riêng, ngành vận tải thường bị bỏ qua. Khi các nước ASEAN tích hợp và kết nối với nhau nhiều hơn thông qua nhiều dự án đường sắt, khu vực này cần phát triển một chính sách năng lượng bao quát cho ngành giao thông vận tải. Các các động có ý nghĩa chỉ có thể xảy ra khi các nước hợp tác cùng nhau, thay vì phải sử dụng đến những chính sách chắp vá, không ăn khớp.

Tố Quyên (Lược dịch The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG:
Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia trên toàn thế giới, nhất là ở khu vực châu Á đã chứng kiến những lợi ích to lớn từ toàn cầu hóa. Thương mại đã thúc đẩy các nền kinh tế và sinh kế, giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Con đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

TIN MỚI

Return to top