ClockThứ Sáu, 28/06/2019 08:18

Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm: 1- Cây trồng: Cây lúa; 2- Vật nuôi: Trâu, bò; 3- Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

Về mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, Quyết định nêu rõ:

1- Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo (bao gồm cả hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều), hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020: Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.

2- Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

3- Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi đáp ứng đầy đủ quy định:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;

- Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

- Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Rủi ro được bảo hiểm hỗ trợ

Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây lúa gồm:

a- Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần.

b- Dịch bệnh bao gồm: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn, bạc lá; dịch rầy nâu, sâu đục thân.

Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò: a- Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần; b- Dịch bệnh bao gồm: Bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán.

Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng: a- Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần; b- Dịch bệnh: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

Quyết định nêu rõ: Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Địa bàn được hỗ trợ

Đối với cây lúa, tại các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.

Đối với trâu, bò, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương.
Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tại các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc địa bàn quy định trên tổ chức lựa chọn địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.

Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 26/6/2019 đến hết ngày 31/12/2020. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top