ClockChủ Nhật, 11/03/2012 06:15

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Phú Lộc – bài 2: Yêu cầu từ thực tế

TTH - Kết quả giải quyết việc làm lao động nông thôn ở Phú Lộc thời gian qua là đáng ghi nhận. Song, trước yêu cầu đặt ra hiện nay, Phú Lộc vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi các ban ngành chức năng có những chính sách đầu tư, giải quyết việc làm hợp lý.

Những khó khăn, thách thức

Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lộc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ du lịch-công nghiệp-nông nghiệp, đến nay đã mang lại những kết đáng ghi nhận mỗi năm đã giải quyết việc làm mới từ 2 nghìn-2,5 nghìn lao động trên địa bàn. Nhưng theo số liệu điều tra từ Phòng Lao động-Thương binh Xã hội (LĐ&TBXH) huyện Phú Lộc, hiện trên địa bàn có khoảng 33 nghìn hộ, với hơn 140 nghìn người; trong đó, lực lượng trong độ tuổi lao động có hơn 81 nghìn người; trong đó có khoảng 8 nghìn lao động chưa có việc làm ổn định.

Anh Nguyễn Duy Châu, Phó phòng LĐ&TBXH huyện Phú Lộc cho hay, số lao động chưa có việc làm ổn định trên địa bàn ngày càng gia tăng vì diện tích đất sản xuất chuyển dần sang làm nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp; mà nhiều nhất ở các địa bàn thuộc KKT CM-LC. Trong khi đó, các đơn vị, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đều có cam kết với chính quyền giải quyết việc làm cho người dân sở tại. Thực tế này đã đẩy lao động địa phương, mà phần lớn con em sau khi ra trường chưa có việc làm rơi vào thế “ngồi chờ”. Hiện nay, ở KKT CM-LC có dự án du lịch Laguna Huế trong giai đoạn xây dựng thu hút khoảng 1 nghìn lao động địa phương tham gia theo thời vụ. Tuy nhiên khi dự án này hoàn thành đi vào hoạt động, số lao động làm theo thời vụ sẽ “hết việc” và rất khó tìm việc.

Một vấn đề mang tính thời sự không chỉ lãnh đạo huyện Phú Lộc mà nhiều địa phương khác trăn trở là số lao động ở địa phương hiện qua đào tạo còn hạn chế. Mỗi năm, huyện chỉ phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề thuộc Sở LĐ&TBXH tổ chức mở 5-6 lớp nghề ngắn hạn như, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt… chỉ là giải quyết việc làm mang tính thời điểm, chưa tạo nếp, có hệ thống lâu dài. Mà đó chỉ mới là những ngành nghề phổ thông, chưa chú trọng đến đội ngũ lao động lành nghề, có kỹ thuật thích ứng với yêu cầu của thị trường... Hơn nữa, hiện điểm yếu nhất trong các thành phần phát triển kinh tế ở Phú Lộc còn mang tính tiểu nông, nhỏ lẻ. Các mô hình khôi phục làng nghề, phát triển trang trại vườn rừng, vườn nhà còn mang tính cá thể, hộ gia đình, chưa có sự liên doanh liên kết thành những tổ chức, đơn vị lớn... chưa hút lao động địa phương tìm việc ở địa phương. Chính vì những lý do trên, gần đây ở Phú Lộc có phong trào nhiều nam thanh, nữ tú rời quê ra bắc, vào nam, hoặc sang Lào tìm việc làm, cải thiện cuộc sống. Đây là vấn đề lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm trong công tác quản lý nguồn nhân lực.

Cần sự chung tay của xã hội

Theo anh Nguyễn Kinh, Trưởng phòng LĐ& TBXH huyện Phú Lộc, giải quyết tình trạng lao động chưa có việc làm ổn định ở Phú Lộc hiện là một bài toán khó. Hiện nay, mỗi năm giải quyết gần 2 nghìn đến 2,5 nghìn việc làm mới theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra, Phú Lộc đã có nhiều giải pháp, chính sách đầu tư như, chú trọng mở mang các ngành nghề dịch vụ, du lịch thương mại ở các vùng, địa phương; đẩy mạnh nhận rộng các mô hình chăn nuôi trồng trọt, tạo điều kiện tốt cho các cá nhân, tổ chức phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, vườn nhà; tổ chức quy hoạch nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản… Bên cạnh đó, huyện tạo cơ chế chính sách thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư, các dự án vào khu vực, khôi phục, phát triển ngành nghề CN-TTCN. Hiện, Phú Lộc có KKT CM-LC, Khu CN La Sơn… là các địa chỉ thu hút nhiều lao động ở địa phương. Mới đây, Phòng Doanh nghiệp & Lao động KKT CM-LC cho biết, dù hiện nay nhiều dự án, doanh nghiệp ở khu kinh tế CM-LC đang thời điểm xây dựng nên nhu cầu tuyển dụng lao động chưa nhiều. Nhưng đến năm 2015, KKT CM-LC sẽ cần khoảng 24.724 lao động và định hướng đến năm 2020 sẽ cần 70.170 lao động. Trong đó, hầu hết lao động đều phải qua đào tạo có chuyên môn, tay nghề chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp ở KKT CM-LC đề ra. Đây là cơ hội đồng thời cũng yêu cầu đặt ra cho Phú Lộc ngay từ bây giờ phải đưa lao động địa phương qua đào tạo để giải quyết việc làm ổn định trong vài năm đến.

Cũng theo anh Nguyễn Kinh, Sở LĐ&TBXH đang thực hiện đề án đào tạo nghề đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong chiến lược của đề án sẽ quy hoạch những ngành nghề đào tạo phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, của các địa phương; trong đó có huyện Phú Lộc hưởng lợi phát triển nhân rộng các ngành nghề, như dịch vụ du lịch có nhà hàng, khách sạn; công nghiệp sẽ tập trung đào tạo nghề may mặc, cơ khí, gò hàn… Về lĩnh vực nông nghiệp sẽ tập trung đào tạo nghề nuôi trồng, chế biến lâm nông thuỷ sản; đồng thời mở các lớp nghề ngắn hạn nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp người dân có kiến thức ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất trên từng đơn vị diện tích cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, huyện Phú Lộc đang tính đến việc cung ứng nguồn lao động lớn có chất lượng cho KKT CM-LC.

 Thông tin liên quan:

Ông Hoàng Văn Giải, TUV- Bí thư Huyện ủy Phú Lộc nhận định, để giải quyết việc làm ổn định cho lao động hiện nay trên địa bàn, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải hướng lao động nông thôn qua đào tạo nghề. Trong quá trình đào tạo phải rà soát, phân loại ngành, nghề phù hợp với lứa tuổi, người lao động. Trong đó, tập trung đào tạo các nghề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở địa phương và đảm bảo nhu cầu lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn và KKT CM-LC. Làm được điều này, ngoài sự quan tâm của tỉnh, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp và sự vào cuộc của các doanh nghiệp, mở các trung tâm đào tạo, trường nghề ở Phú Lộc để tạo ra nguồn lao động chất lượng trước yêu cầu của thị trường...

Minh Văn

Sau khi dự án du lịch Laguna Huế vào hoạt động chỉ giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động có chuyên môn và nghiệp vụ thích ứng.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền phối hợp Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Phú tổ chức khởi công nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Mong ở thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú.

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

Sáng 5/4, Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình số 12 gắn với sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 20 của Huyện ủy về tiếp tực thực hiện Nghị quyết số 25 của Trung ương về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

TIN MỚI

Return to top