ClockThứ Hai, 20/07/2015 10:28

Nhu cầu và sự lãng phí

TTH - Để tranh thủ nguồn vốn hoặc khi tiến hành dự án xây dựng chợ mới nhưng lại thiếu sự khảo sát, điều tra đến nơi đến chốn nhu cầu thực tế, địa điểm, do công tác vận động và tạo dựng thói quen mới ở người dân chưa thực sự được quan tâm nên nhiều chợ mới ở khu vực nông thôn đã lâm vào cảnh xây xong rồi bỏ trống, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Cùng với nhiều tỷ đồng bị sử dụng lãng phí, điều này còn mang đến cái nhìn không tích cực trong công tác điều hành, quản lý xây dựng ở cơ bản.

Một thống kê từ Sở Công thương cho thấy, toàn tỉnh có 159 chợ, trong đó có 3 chợ loại I, 15 chợ loại II và 141 chợ loại III; trong đó có 52 chợ đóng trên địa bàn TP Huế và 107 chợ tại các huyện, thị xã. Trong đó, huyện Phú Vang có đến 40 chợ đóng tại 19 xã, thị trấn, Phú Diên, thị trấn Phú Đa, thị trấn Thuận An mỗi nơi có 4 chợ; 3 là số chợ ở mỗi xã Vinh Xuân, Vinh Hà, Phú Mỹ nhưng trong số đó chỉ có 1-2 chợ hoạt động có hiệu quả là một thực tế. “Lâu nay các chợ nông thôn xây dựng tràn lan, không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng chợ xây xong bỏ trống hoặc không hiệu quả. Các xã, thị trấn cứ có tiền là tập trung xây chợ chứ không quan tâm đến việc khảo sát nhu cầu, địa điểm dẫn đến lãng phí. Mặt khác, việc phát triển chợ ồ ạt khiến công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn gặp khó, gây thất thoát tiền nhà nước và lãng phí nguồn thu ngân sách từ khâu thu thuế ở các chợ” là đánh giá của ông Võ Phi Hùng, Giám đốc Sở Công thương (Lãng phí chợ nông thôn – Báo Thừa Thiên Huế tháng 9/2014).

Có thể nhận thấy điều này đã được nhìn nhận và có sự thay đổi hướng đầu tư thông qua việc nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới một số chợ trung tâm cụm xã, tiến tới hình thành các loại hình thương mại, dịch vụ khác để hình thành các khu thương mại – dịch vụ tổng hợp phục vụ cư dân tại chỗ; hoặc đã có sự dè dặt và thận trong hơn khi xác định tiêu chí tiếp tục đầu tư để hoàn thiện các công trình chức năng ở chợ thường xuyên tại các xã và mở rộng, nâng cấp tùy theo mức độ lấp đầy gian hàng và nhu cầu sử dụng mặt bằng ở mỗi chợ; nghiên cứu hình thức tổ chức theo cung thời gian phù hợp đối với chợ tại khu vực miền núi Nam Đông, A Lưới tại định hướng phát triển chợ nông thôn từ nay đến năm 2020 của Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ được UBND tỉnh trình HĐND tại Kỳ họp sẽ diễn ra trong hai ngày 21 và 22/7 này.
Đây cũng là vấn đề đang được người dân quan tâm chú ý trong sinh kế và dân sinh hàng ngày. Một đánh giá hiện trạng sự lãng phí và độ vênh giữa các công trình chợ ở khu vực nông thôn với nhu cầu thực tế có lẽ cũng là điều cần thiết nhưng cơ bản và quan trọng hơn là việc khắc phục, chuyển hướng đầu tư và cả trong công năng sử dụng đối với các ngôi chợ không hiệu quả để phục vụ tốt hơn cho cộng đồng cũng là điều cần được đặt ra.
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các dòng họ ở Hương Thủy cố gắng để không còn hộ nghèo

Thống kê của Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững (GNBV) TX. Hương Thủy, hiện trên địa bàn còn 314 hộ nghèo; trong đó, số hộ nghèo không có khả năng lao động là 176 hộ. Thành viên trong các hộ nghèo này là các đối tượng yếu thế.

Các dòng họ ở Hương Thủy cố gắng để không còn hộ nghèo
Return to top