ClockThứ Ba, 18/12/2012 14:06

Phải tăng hiệu lực và hiệu quả

TTH - 89 biên bản xử phạt hành chính và 279 triệu đồng xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay là con số được ông Nguyễn Đình Đấu, Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường đưa ra khi trả lời tại phiên chất vấn (kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VI). Ông Nguyễn Đình Đấu cũng thừa nhận, việc khai thác khoáng sản trái phép này đã tồn tại và diễn ra nhiều năm nay, chủ yếu ở một số loại như cát, sỏi lòng sông, đất san lấp, vàng sa khoáng và nổi cộm ở các huyện A Lưới, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà...

Thực tế có thể còn lớn hơn nhiều lần là ý kiến được đưa ra tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 trước đó xung quanh vấn đề này. Bên cạnh những ghi nhận về những thành quả đã đạt được trong năm 2012 trên một số lĩnh vực, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và ngân sách (HĐND tỉnh) cũng cho thấy, công tác quản lý nhà nước về khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn nhiều hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản diễn ra nhiều nơi, gây bức xúc trong dư luận. Điều này biểu hiện ở việc hoàn thổ trả mặt bằng ở các điểm khai thác chưa được thực hiện, gây khó cho việc cải tạo đất để trồng cây, làm trang trại hay khu dân cư. Hoạt động khai thác trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, chưa được xử lý triệt để, bền vững, gây mất trật tự an ninh xã hội và bức xúc trong nhân dân.

Một trong những nguyên nhân cơ bản được xác định là do một số chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng, đủ về việc quản lý khai thác khoáng sản ở các mỏ nên thiếu kiểm tra, phối hợp trong quản lý; ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường chưa cao... Ở đây, có lẽ còn có một thực tế khác, đó là tình trạng chưa có sự giám sát, kiểm tra quản lý việc khai thác sau cấp giấy phép, tạo kẽ hở cho người cố tình vi phạm.

Tăng cường công tác tuyên truyền thường xuyên và sâu rộng hơn trong người dân về các văn bản luật quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản; tiếp tục công khai quy hoạch đã được phê duyệt; đôn đốc, kiểm tra trách nhiệm quản lý của chính quyền cơ sở tại các điểm mỏ đang khai thác về vị trí, quy mô, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an ninh trật tự... là những vấn đề đã được đặt ra tại kỳ họp vừa qua của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn có những điều được các đại biểu tiếp tục lưu ý, như việc tăng thêm điều kiện và năng lực cho chính quyền cấp xã, huyện; phân cấp và phân quyền cụ thể cũng như rà soát, điều chỉnh lại các biện pháp chế tài một cách hợp lý gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, của các cơ quan phối hợp để việc quản lý tài nguyên thực sự có hiệu lực và hiệu quả. Những điều này cũng đã được UBND tỉnh xác định trong phương hướng nhiệm vụ của năm 2013...

Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Return to top