ClockThứ Hai, 22/10/2012 11:02

Trách nhiệm vì người nghèo

TTH - 12 năm qua, Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đã đi vào cuộc sống, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, mang ý nghĩa chính trị, xã hội nhân văn sâu sắc, góp phần khơi dậy truyền thống đoàn kết nhân ái từ ngàn năm qua của người Việt Nam.

Nghèo đói là điều không ai muốn, nhưng do rất nhiều điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, trong xã hội vẫn còn một bộ phận người dân hiện đang gặp nhiều khó khăn về cuộc sống. Là người nghèo nên họ thiếu thốn nhiều mặt, từ khó khăn về nhà ở, vốn sản xuất, thiếu lương thực, thực phẩm đến điều kiện học tập nâng cao trình độ, nâng cao đời sống tinh thần. Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu phấn đấu không chỉ của mỗi cá nhân, mà còn là trách nhiệm, tình cảm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, từ đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đến mỗi người dân, từ các cụ già đến các em thiếu nhi, từ người bình thường đến người tàn tật trên mọi miền đất nước đều tham gia vào Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” để chăm lo cho người nghèo.

Qua 12 năm phát động Quỹ “Vì người nghèo” cả nước đã vận động được trên 7 nghìn tỷ đồng. Tại Thừa Thiên Huế, hơn 10 năm qua có trên 18 nghìn hộ gia đình được hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở; hơn 63 nghìn hộ được hỗ trợ các mặt để thoát nghèo.Riêng 9 tháng đầu năm 2012 đã gây quỹ được trên 159 tỷ đồng.Chưa kể những lúc thiên tai, hoạn nạn nhiều “tấm lòng vàng” đã rộng mở, chia sẻ, giúp đỡ các gia đình vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Người có tiền giúp tiền, có gạo giúp gạo, không có vật chất thì giúp bằng công sức lao động, kinh nghiệm làm ăn. Tất cả mọi sự giúp đỡ dù lớn hay nhỏ đều đáng quý và đáng trân trọng. Bên cạnh đó, hoạt động giúp đỡ người nghèo ngày càng đa dạng, phong phú về hình thức, cách tổ chức. Không chỉ hỗ trợ về vật chất, người nghèo còn được hỗ trợ tập huấn cách thức làm ăn, học nghề, chăm sóc sức khoẻ… Để việc hỗ trợ người nghèo đạt hiệu quả cao, bền vững, chính quyền cơ sở cần khảo sát kỹ khó khăn, nhu cầu, khả năng của các hộ nghèo để có biện pháp giúp đỡ họ thiết thực, hiệu quả.
 
Giúp đỡ người nghèo là việc làm thường xuyên, vừa là tình cảm, trách nhiệm, nhưng cũng là cách để xây dựng và phát triển môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn của chính chúng ta. Điều quan trọng, cần phải sử dụng những đồng tiền thơm thảo đó sao cho có hiệu quả, kiên quyết đấu tranh việc sử dụng tiền quỹ sai mục đích, xà xẻo của người nghèo. 

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chiều 22/4, Ban Bí thư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 32 -CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
Return to top