ClockThứ Sáu, 31/10/2014 04:26

Trách nhiệm với nợ công

TTH - Trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ hôm 29-10, vấn đề nợ công được Thủ tướng và các thành viên của chính phủ tập trung bàn thảo. Vấn đề này cũng được các đại biểu quốc hội hết sức quan tâm, lo lắng tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII.

Mặc dầu, nợ công của Việt Nam hiện đang ở ngưỡng an toàn, không vượt quá 65% GDP; Chính phủ cũng sẽ tiếp tục kiểm soát nợ công, đảm bảo nợ công trong giới hạn cho phép… Song cũng rất cần có sự đồng sức đồng lòng, ý thức trách nhiệm đối với nợ công của mỗi công dân.

Ai cũng biết, nợ công là vấn đề lớn của mỗi quốc gia. Hậu quả của vỡ nợ là rất nghiêm trọng, từng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới trong thời gian qua, kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. Theo dự báo, nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng đến năm 2016 và giảm dần những năm sau đó.
Phân tích cho thấy, hơn 98% nợ công là để đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đó là những dự án giao thông, thủy lợi và nhiều công trình công cộng có ý nghĩa về mặt phúc lợi, dân sinh. Mỗi công trình đầu tư từ vài tỷ đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng.
Trong thực tế, có nhiều dự án hoàn thành không phát huy tác dụng, hoặc hư hỏng, xuống cấp, như tuyến đường tránh Huế; được xây dựng hoàn thành vào năm 2003, với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng nhưng chỉ vài năm sau đã xuống cấp; ngân sách phải đầu tư thêm gần 500 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp. Hoặc như việc ồ ạt đầu tư xây chợ nông thôn, mỗi ngôi chợ tốn đến hàng tỷ đồng, nhưng người họp chợ lại rất thưa thớt, thậm chí còn bỏ hoang, bởi không phù hợp với điều kiện cũng như tâm lý thói quen giao thương truyền thống của người dân, gây lãng phí lớn. Đó là chưa kể tình trạng tiêu cực trong các dự án, như vụ bê bối liên quan đến việc sử dụng vốn ODA của Nhật Bản ở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hồi đầu năm…
Ngoài ra, còn tồn tại nhiều công trình chậm tiến độ kéo dài, gây thất thoát phải bổ sung vốn. Nguyên nhân do năng lực của nhà thầu và sự thiếu quyết liệt của chủ đầu tư. Nhiều dự án công trình bố trí vốn đầy đủ nhưng bị sử dụng không đúng trọng tâm, trọng điểm; do nhà thầu lấy chỗ này, đắp chỗ nọ, làm công trình cần được đầu tư bị dang dỡ, giảm hiệu quả đầu tư. Cho nên, việc lựa chọn xây dựng công trình có có trọng tâm, trọng điểm; cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu đối với đồng vốn ngân sách là hết sức cần thiết. Cần có cơ chế để quản lý đồng vốn công hiệu quả hơn nữa, để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm thất thoát, góp phần cùng với Chính phủ khống chế nợ công!
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Return to top