ClockThứ Bảy, 01/10/2016 13:45

Chịu khó và đam mê sẽ không thiếu việc làm

TTH - Đam mê, chịu khó, chàng thanh niên Nguyễn Văn Thưởng, 27 tuổi ở xã Vinh Thanh (Phú Vang) đã thành công với mô hình nuôi gà, mở hướng phát triển kinh tế trang trại trên quê hương mình.

Nguyễn Văn Thưởng cho gà ăn

Là con trai thứ trong một gia đình có đến 10 người con, học chưa hết trung học cơ sở, Nguyễn Văn Thưởng phải theo các thợ xây đến những công trình làm việc. Tưởng như nghiệp thợ xây đã gắn bó với mình, nhưng Thưởng lại rẽ sang chăn nuôi.

Dành dụm được hơn 50 triệu đồng, tận dụng mảnh đất của cha mẹ ở thôn 4 rộng hơn 2.000 m2, Thưởng quyết định bỏ nghề thợ xây để nuôi gà. Bắt đầu với 500 gà giống, Thưởng tự xây một căn phòng đơn sơ rồi một mình làm chuồng trại.

Nguyên tắc đầu tiên Nguyễn Văn Thưởng là phải tuân thủ nghiêm quy trình phòng dịch, bảo đảm tiêm đủ vacxin cho đàn gà đúng định kỳ, chuồng trại luôn sạch sẽ… Đến nay, đàn gà hơn 7.000 con của anh chưa gặp rủi ro, cứ 10 ngày lại xuất 1.000 gà thịt với giá từ 90.000đ đến 100.000 đ/con. Bình quân mỗi tháng xuất chuồng 3 lần, thu về gần 300 triệu đồng, trừ chi phí và hao hụt mỗi tháng lợi nhuận thu được gần 100 triệu đồng.

Chưa đến 2 năm bắt tay vào chăn nuôi, Nguyễn Văn Thường giờ không chỉ là chủ trại gà, mà còn là người phân phối thức ăn và con giống cho nhiều hộ nuôi gà khác ở Vinh Thanh.

Thưởng cho biết, ban đầu lãi không cao vì phải chi phí nhiều, nhưng càng ngày Thưởng càng nhận ra nhiều cách làm kinh tế lồng ghép với việc chăn nuôi. Từ nhu cầu nhập lượng lớn thức ăn cho gà, anh lại nhận phân phối thức ăn và tư vấn về kỹ thuật cho bà con. Trước đây, Thưởng phải mua trấu về rải vào chuồng, sau mỗi lứa gà lại hì hục xúc vào bao chở đi cho. Khi đàn gà ổn định, nhu cầu sử dụng trấu ngày càng nhiều thì có người đến thu mua phân trấu sau nuôi gà về sản xuất phân bón, tiền thu được không chỉ đủ mua trấu mới mà còn đủ chi phí điện nước cho trại gà.

“Có quá nhiều lợi thế để phát triển kinh tế trên quê hương mình. Đất hoang hóa còn nhiều, nhân công rẻ, chính quyền hết sức ủng hộ, vốn thực ra cũng không cần nhiều mà Nhà nước lại đang có các gói vay hỗ trợ phát triển kinh tế. Chỉ cần chịu khó và tìm cho mình một niềm đam mê thì không thiếu việc để làm”.Thưởng chia sẻ. Hiện, Nguyễn Văn Thưởng đang làm đơn xin được thuê một trong những vùng đất hoang hóa ở địa phương để bắt đầu nuôi heo.

Bí thư Đảng ủy xã Vinh Thanh, Đỗ Thanh Sơn khẳng định: “Nguyễn Văn Thưởng là một trong những thanh niên ưu tú của địa phương. Xã đang động viên Thưởng dành thời gian bổ sung kiến thức văn hóa, bồi dưỡng để được đứng vào hàng ngũ của Đảng…

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên

Với nhiều mô hình thiết thực và cách làm hiệu quả, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã lan tỏa những giá trị, nét đẹp của sách và văn hóa đọc đến với các bạn đoàn viên, thanh niên.

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên
Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và sáng tạo tuổi trẻ trong thực hiện phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, Huyện đoàn A Lưới tích cực triển khai những công trình, mô hình đoàn thanh niên tiêu biểu, góp phần thay đổi tích cực diện mạo huyện miền núi.

Diện mạo mới từ các công trình thanh niên
“Lửa” từ những trái tim yêu thương

Trong trái tim của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Xã đoàn Phú Gia (Phú Vang) luôn cháy ngọn lửa nhiệt huyết và yêu thương, mang ấm áp đến với những phận đời kém may, xây dựng niềm tin trong lòng người dân trên địa bàn.

“Lửa” từ những trái tim yêu thương
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top