ClockThứ Ba, 22/09/2015 16:26

Chờ đợi khác

TTH - Đầu con đường ở một nút giao giữa Hà Nội ồn ào và tấp nập ngược xuôi, nơi chỉ cách khoảng vài chục bước chân là mấy tòa nhà Vincom không lúc nào ngót khách, dù hàng hóa không hề bình dân một chút nào là một nhóm đàn ông đứng ngồi các kiểu. Họ quãng từ trên dưới 30 đến tầm 40-50 tuổi. Trên tay ai cũng cầm một chiếc cưa. Tất cả đều trông ra đường. Đám đông này tạo ra một sự khác biệt, chí ít là với chúng tôi, những người đến từ Huế, trong một chuyến công tác và tranh thủ ngày cuối tuần dạo phố, ngắm thu Hà Nội.

Không thể không thắc mắc, con gái tôi hỏi vì sao trên tay ai cũng có một chiếc cưa và họ làm gì mà đứng hoài giữa phố đông người? Tôi nói với con về những chợ lao động ở Thủ đô, nơi mà những người đàn ông, đàn bà và có thể là những cô, cậu trạc tuổi con nữa từ nhiều tỉnh lân cận lên tìm một công việc, có thể là vào lúc nông nhàn, nhưng nhiều hơn là mọi người đã coi đó như một sinh kế. Không biết cô con gái có hiểu hết những khái niệm xem ra hãy còn quá mới mẻ với mình hay không, nhưng câu chuyện giữa mẹ và con bị ngắt quãng đi trong giây lát. Những bước chân của tôi cũng phải chậm lại chờ bước chân con. Khi rẽ sang một con đường khác, con gái tôi hỏi mà chừng như không phải để có câu trả lời: Mẹ, có khi mô họ phải chờ đến nản lòng không? Mình qua đó đến hơn 10 phút mà con vẫn chưa thấy ai có khách đến tìm. Mẹ, mẹ có nhìn thấy những ánh mắt ngong ngóng đó không…?

Tìm một cách giải thích nhẹ nhàng nhất mà mình có thể, tôi nói với con vài điều về dòng chảy cuộc sống, về những nhu cầu nội tại thiết thân mà không phải ai cũng có cơ hội để giải quyết nó một cách dễ dàng. Đằng sau những đôi mắt mong ngóng bên hè phố ấy, chắc chắn là cả một gia đình với bao điều phải lo toan, có khi chỉ mong đợi đủ để khỏa lấp chuyện cơm áo thường ngày. Chờ đợi ấy không chỉ là phân công lao động mà nhiều hơn là một sự tìm kiếm. Hàng ngày. Không được phép mỏi mệt.

Tôi định nói rằng, những đôi mắt mong ngóng bên hè phố mà con thấy, chắc chẳn là khác hẳn với những chờ đợi mà con và những người bạn như con đang có. Về điều mà tôi mong muốn là con gái biết mình có những thuận lợi gì và biết cách tận dụng nó để tìm ra những con đường, những lối đi, ra với dài rộng của cuộc sống, cho dù đó không phải là đường chân trời hay một đỉnh cao nào. Nhưng thôi, có lẽ điều mà con nhìn thấy, về những ánh mắt mong ngóng cũng đã là một sự thể hiện mà tôi chờ đợi.

Nhi An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top