ClockChủ Nhật, 07/02/2016 09:49

Chơi Tết cũng là học!

Tết đang cận kề, mỗi nhà lại có một quan điểm dạy con, quản con riêng. Có nhà chủ trương cho con chơi thoải mái. Có nhà lại quán triệt chuyện học rõ ràng. Ai cũng nêu ra cái lí của mình để áp đặt lên con trẻ.

Và nếu có quyền nói, quyền ý kiến và quyền chọn lựa, chắc chắc các con sẽ chọn: Chơi Tết.

“Chơi” không có nghĩa là không học! Thay vì học bài học lí thuyết khô khan trong sách vở, các con lại đang học những bài học từ trong cuộc sống và “hành” những kiến thức tích lũy lâu nay.

Những bài học Đạo đức và Giáo dục Công dân lâu nay vẫn dạy về sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Giờ đây, hãy giao cho trẻ một vài công việc nhà phù hợp với lứa tuổi các con. Chẳng hạn lau chùi, dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại góc học tập hay trang trí phòng khách và đơn giản là đi chợ xách đồ phụ mẹ. Đây cũng là dịp con cái phụ cha mẹ buôn bán để con cảm nhận nhiều hơn sự vất vả của người lớn và biết quí hơn công lao của cha mẹ.

Bao bài học về lễ nghĩa các con luôn được học, hãy cho trẻ cơ hội thực hiện lễ - nghĩa ấy. Theo bố mẹ đi chúc tết ông bà, họ hàng, xóm giềng, các con sẽ biết chào hỏi, biết chúc những điều may mắn, ấm lòng, biết cảm ơn khi nhận tiền mừng tuổi, biết thưa gửi khi ra về. Và các con cảm nhận rõ hơn cái tình, cái nghĩa, niềm vui khi quan tâm, sẻ chia với nhau.

Văn học nói nhiều về tục làm bánh chưng, dựng cây nêu, giới thiệu về lễ hội xuân. Hãy cho trẻ trải nghiệm. Nếu có thể, để trẻ tham gia không khí rộn ràng của ngày gói bánh, thức đêm quây quần canh nồi bánh và háo hức thử vị bánh vừa vớt ra khỏi nồi. Để trẻ đi chơi xuân cùng bạn bè, anh chị em và tận mắt nhìn, tận tai nghe, tận hưởng không khí tết. Rồi trẻ sẽ học được những kĩ năng sống cần thiết.

Sau những ngày vui chơi thỏa thích, trẻ sẽ sẵn sàng chuẩn bị quay lại với sách vở. Lúc ấy, chúng ta không bỏ mặc các con mà giám sát chúng trong tầm ngắm, định hướng để các con tránh xa các thói xấu.

Lâu nay chúng ta hay than phiền về những đứa trẻ "có lớn mà không có khôn", những con trẻ mang cặp kính cận dày cộm mà ánh mắt vô hồn hay những đứa con vô tâm, vô cảm với mọi người xung quanh. Đó là sản phẩm của cách giáo dục con cái của chính chúng ta đó. Bắt con học, học suốt ngày, học quanh năm, đâu có thời gian vui chơi và tuổi thơ trôi qua với những bài học trong sách vở. Ôm con khư khư, giữ con thật chặt để rồi kĩ năng sống của con chẳng được rèn giũa...

Đừng nuôi dạy con cái mình thành những con búp bê trong tủ kính!.

Ngọc Hùng (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tết và lễ hội xuân

Dịp “tết đến xuân về”, thị trường thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân lại “muôn hoa đua nở”, rất phong phú, đa dạng từ khắp nơi đưa về. Bên cạnh sự tiện lợi, người tiêu dùng không khỏi lo lắng bởi tình trạng hàng giả; thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về chất lượng, hết hạn sử dụng... trà trộn trên thị trường, đe dọa sức khỏe người dân.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tết và lễ hội xuân
Cùng con vào năm học mới

Cùng với chuẩn bị sách vở mới, áo quần chỉn chu, thì việc chăm chút, bài trí một góc học tập đẹp, hợp với con cũng là cách quan trọng để ba mẹ cùng con bắt đầu năm học mới với tâm thế hào hứng và thoải mái nhất.

Cùng con vào năm học mới
Ngưỡng vọng từ lễ hội xuân

Lễ hội mùa Xuân ở Huế không chỉ là nét đẹp văn hóa truyền thống, mà còn là không gian để người dân, du khách ngưỡng vọng bậc tiền nhân, cầu năm mới bình an và hiểu thêm những giá trị lịch sử mà cha ông để lại.

Ngưỡng vọng từ lễ hội xuân
Return to top