ClockThứ Sáu, 18/07/2014 05:44

Chống hạn bền vững

TTH - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, tình hình khô hạn ở khu vực miền Trung vẫn còn diễn ra gay gắt, kéo dài đến cuối tháng 8.

Trong thời gian qua, khô hạn đã đã gây hậu quả nặng nề cho cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi… nắng hạn đã làm cây trồng khô héo; người dân thiếu nước sinh hoạt. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nắng hạn đã làm cho mực nước ở các sông hồ xuống thấp, xuất hiện cháy rừng ở nhiều nơi. Riêng từ đầu mùa nắng đến nay, trên địa bàn đã xảy ra không dưới 10 vụ cháy, gây thiệt hại hàng chục ha rừng. Nghiêm trọng có thể kể đến là vụ cháy rừng tràm ở rú cát Quảng Điền vào chiều 7-7 vừa qua, gây thiệt hại 20 ha.

Vấn đề đáng quan tâm nữa là khô hạn ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước khan hiếm, đòi hỏi phải có giải pháp tối ưu về hạ tầng thủy lợi; để làm sao, nguồn nước đến được với đồng ruộng mà không bị thất thoát. Trên đại bàn Thừa Thiên Huế, đầu tư cho thủy lợi mặc dầu đã được quan tâm, song vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều công trình thiết kế quá cao hoặc xây dựng nơi nguồn thu nước bị hạn chế đã làm công trình không phát huy hiệu quả. Công trình thủy lợi Trung Tiến - Phú Sơn (Phú Lộc) là một ví dụ. Được xây dựng vào năm 2003 với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Song, từ khi khánh thành đến nay, công trình thủy lợi này không phát huy tác dụng. Nguyên nhân là do khi vận hành, nước từ trạm bơm không chảy tới được các cánh đồng mà tràn ra ngoài… Ngoài ra, trên địa bàn vẫn đang tồn tại rất nhiều hệ thống thủy lợi được hoàn thành đưa vào sử dụng quá lâu, không được duy tu, sửa chữa đang xuống cấp, gây thất thoát nguồn nước.
Để đối phó với tình trạng hạn hán nói riêng, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu nói chung, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai rất nhiều giải pháp như ưu tiên thực hiện trồng rừng ngập mặn trên vùng phá Tam Giang và vùng đất ngập nước; trồng rừng phòng hộ ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương; phủ xanh đất trống, đồi trọc; đồng thời tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Triển khai nhiều dự án thủy lợi Ninh - Hòa - Đại, Hồ Tả Trạch; nạo vét các sông, hồ... đã góp phần tích cực vào sự phát triển trong sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Để việc chống hạn được bền vững, hiệu quả hơn không chỉ phục vụ cho năm nay, mà còn cho nhiều năm tới thì cần có giải pháp quyết liệt; trong đó, công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cần được quan tâm đặc biệt. Tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích lâu dài mà rừng mang lại; đồng thời, xử phạt nghiêm những hành vi phá rừng hoặc cố tình hay bất cẩn làm cháy rừng. Bên cạnh đó, có phương án bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; đồng thời, huy động các nguồn lực để nâng cấp, khắc phục sự cố của hệ thống thủy lợi; đảm bảo duy trì được nguồn nước tưới cho cây trồng, nhằm ổn định sản xuất, sinh hoạt cho người dân!
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Return to top