ClockThứ Ba, 25/07/2017 19:37

Chống ngập cho hàng nghìn ha lúa hè thu

TTH - Do ảnh hưởng bão số 4, từ sáng ngày 25/7 trên địa bàn tỉnh đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 150-300mm. Các địa phương đang “căng mình” chống ngập, tiêu úng cho hàng nghìn ha lúa hè thu đang làm đòng…

Lo cho lúa hè thu

HTX Mỹ Phú (Phong Chương, Phong Điền) hàng năm đưa vào sản xuất khoảng 150 ha lúa/vụ, tính đến chiều 25/7 đã có 118 ha lúa bị ngập. Trong đó, các vùng ô trũng như Cồn Lôi, Cồn Lái, Tây Đình, Nội Khe bị ngập sâu khoảng 1,2m.

Nông dân Phong Điền lo lắng diện tích lúa hè thu sẽ bị ngập nặng nếu tiếp tục mưa lớn

Ông Nguyễn Văn Lưu- Giám đốc HTX NN Mỹ Phú cho biết: “Từ sáng nay, HTX đã huy động 22 máy bơm, một số máy bơm đã hoạt động để tập trung tiêu úng cho các vùng ô biền trước. Hiện tại cây lúa đang làm đòng, do vậy, nếu ngập kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây lúa”.

Tại HTX Đông Vinh (Quảng Vinh, Quảng Điền) hiện có 70 ha lúa (trên tổng số 300 ha) toàn HTX bị bắt đầu bị ngập nhẹ.

Ông Nguyễn Biền, một nông dân cho biết: “Hiện tại các vùng thấp trũng ở các xứ đồng như Sơn Tùng, Lai Trung, Đông Lâm đều bị ngập hết. Các diện tích này không có hệ thống đê bao, không có trạm bơm tiêu úng nên hàng năm chỉ cần mưa lớn, gặp lúc lúa đang làm đòng thì chắc chắn bị thiệt hại”.

Ông Phạm Diễn, Giám đốc HTX Đông Vinh thông tin, toàn HTX có 300 ha lúa thì thời điểm hiện tại đã có 200 ha đã làm đòng (trong đó có 70 ha ở vùng thấp trũng). “Hiện tại, HTX đã huy động 5 máy bơm chủ động tiêu úng cho lúa. Bắt đầu từ ngày 26/7, sẽ căn cứ vào tình hình lượng mưa, sẽ tiếp tục tiêu úng và cân đối mực nước trong đồng ruộng”, ông Diễn nói.

Tại Hương Thủy, ông Dương Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế cho biết, hiện tại khoảng 3.000 ha lúa hè thu của thị xã đang tập trung đấu úng, chống ngập; trong đó có khoảng 50 ha tại các địa phương Thủy Thanh, Thủy Phù bị ngập nặng.

Tập trung tiêu úng

Ông Hoàng Vọng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho biết, hiện tại trên địa bàn huyện chưa ghi nhận tình hình các hồ chứa xả lũ. Tuy nhiên, mưa lớn vùng hạ nguồn đã khiến mực nước các sông dâng khá nhanh. Đã có 2.000 ha lúa (trên tổng số 4.100 ha toàn huyện) đang bước vào thời kỳ làm đòng nên từ ngày 24/7, huyện đã chỉ đạo các địa phương triển khai công tác chống úng kịp thời cho cây lúa.

Gần 700 phương tiện tàu thuyền đã vào tru ẩn an toàn

Hiện tại, ngành nông nghiệp đã cho đóng các cửa cống và tiến hành huy động công suất của 5 trạm bơm Bàu Sen, Cân Trộ, An Xuân, Phú Thanh, Vinh Thanh để tiêu úng cho lúa”, ông Vọng khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền nhận định, nếu tiếp tục mưa như chiều 25/7 thì đến sáng 26/7 sẽ có 4.000 ha lúa (trên tổng số 5.000 ha) của huyện sẽ bị ngập. “Hiện 50 bè cá toàn huyện đã được neo đậu an toàn. Các địa phương đang huy động máy bơm chống úng, tập trung ở các vùng ô biền, thấp trũng và số diện tích lúa đang trổ đồng. Huyện đã phối hợp với Công ty TNHH NN MTV QLKT CTTL để chủ động đóng, mở cống điều tiết, tiêu thoát nước cho vùng lúa”, ông Cho cho biết thêm.

Trong ngày 25/7, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Phương cũng đã đi kiểm tra và triển khai một số nhiệm vụ đến các sở, ngành, địa phương về chủ động ứng phó với bão số 4.

Ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu yêu cầu ban quản lý các hồ thủy lợi, thủy điện theo dõi sát tình hình mưa bão để có phương án ứng phó kịp thời. Hiện vụ lúa hè thu đang vào thời kỳ trổ đòng, các địa phương tăng cường kiểm tra hệ thống thủy lợi để đảm bảo cho việc tiêu thoát nước vùng đệm nhằm giảm tối đa thiệt hại;. Các địa phương ven biển tăng cường kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền và người trên tàu thuyền để kiên quyết đưa lên bờ đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành xây dựng bám sát tình hình và kiểm tra các công trình đang thực hiện, nhất là đối với các công trình thi công ven biển để chỉ đạo nhà thầu thi công có phương án bảo vệ công trình xây, đảm bảo an toàn về người, phương tiện, vật tư và tham gia trong các tình huống mưa lớn xảy ra gây ngập úng.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các địa phương tăng cường công tác thông tin, cảnh báo mưa bão, nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất đá qua các phương tiện thông tin để người dân chủ động phòng tránh.

Toàn tỉnh hiện có 1.970 ha lúa hè thu bị ngập 0,2-0,3m. Mưa lớn đã làm một số tuyến đê bao nội đồng ở các huyện Phong Điền, Phú Vang bị vỡ trên chiều dài 300m.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 688 tàu thuyền, đến nay hầu hết các phương tiện đã vào bờ và duy trì được thông tin liên lạc. Trong đó, có 3 phương tiện của Thuận An vào lưu trú tại Đà Nẵng; 1 phương tiện ở Phú Thuận vào cửa Gianh (Quảng Bình), tổng số có 39 lao động trên các phương tiện này. Theo kế hoạch chi tiết sơ tán, di dời dân khi có bão lụt, lũ quét và sạt lở đất, toàn tỉnh có trên 29.000 hộ/112.309 nhân khẩu.

Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba: Mô hình cần được nhân rộng

Nhờ thường xuyên chú trọng và luôn đổi mới cách làm, nên tình hình an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ (ANTT, PCCN) ở chợ Đông Ba luôn được đảm bảo. Nhiều vụ việc liên quan đến ANTT, trộm cắp tại chợ đã được ngăn chặn kịp thời. ANTT, PCCN ở chợ Đông Ba là mô hình hay cần nhân rộng ra các chợ truyền thống khác trên địa bàn toàn tỉnh.

An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba Mô hình cần được nhân rộng
Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách

Việc tập hợp các thông tin hộ kinh doanh đã mã hóa và lưu trữ dưới dạng số hóa trên chức năng bản đồ số hộ kinh doanh được triển khai trên ứng dụng eTax Mobile sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước tra cứu, phản hồi thông tin một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.

Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách
Phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng

Theo dự báo rét đậm, rét hại còn có thể tiếp tục kéo dài trong những ngày tới, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Các địa phương, HTX hướng dẫn nông dân triển khai các giải pháp bảo vệ cây trồng vụ đông xuân.

Phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng
Return to top