ClockThứ Hai, 21/12/2015 18:09

Chột dạ

TTH - Làm việc mãi cũng oải, vào mạng lang thang, ngó nghiêng chỗ này, chỗ kia một để chút xả stress. Bất chợt bắt gặp cái tên Lê Bá Khánh Trình, tôi dừng lại và đọc bài phỏng vấn ông được thực hiện bởi tờ Tri thức trẻ.

Thế hệ chúng tôi, cái tên Lê Bá Khánh Trình là thần tượng, là niềm tự hào. Mà không tự hào sao được, khi mà cả nước đang còn muôn vàn khó khăn, cơm ăn bữa có bữa không, độn khoai độn sắn, vậy mà tại kỳ thi Olimpic Toán quốc tế ở Luân Đôn (Anh quốc), ông vẫn đĩnh đạc mang về cho Việt Nam, cho trường Quốc Học Huế chiếc Huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo. Nên nhớ, cho đến thời điểm ấy (1979), ông là học sinh Việt Nam duy nhất đạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán Quốc tế.

Sau thành công tại giải toán Luân Đôn, ông đi du học và làm luận án tiến sỹ tại Đại học Lomonosov (Nga) rồi trở về giảng dạy tại Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Trong mắt không ít người, họ lấy làm lạ, thậm chí lấy làm...tiếc cho ông. Bởi thông thường, những người nổi tiếng như ông đều chọn định cư ở nước ngoài, có chân trong một viện, một trường, một công ty, tập đoàn danh giá nào đó, thường chu du khắp thế giới và thu nhập thì cao ngất ngưởng. Còn ông thì “tới lui” vẫn là anh giáo, chức to nhất cũng chỉ ngang phó khoa. Có lẽ, cứ ngỡ ông sẽ rất nỗi niềm nên nhà báo đã tiếp cận ông để “gạ gẫm”. Nhà báo đặt câu hỏi đầy so sánh, đầy... “kích động”, rằng nếu như TS. Lê Bá Khánh Trình ở lại nước ngoài thì Việt Nam có thể đã có đến 2 giải thưởng Fields chứ không phải duy chỉ mỗi giáo sư Ngô Bảo Châu? Câu trả lời của ông không dè lại nhẹ bâng và hết sức khiêm nhường:

“Tôi nghĩ điều đó không đúng vì tôi hiểu mình. Những gì tôi có được trong quá khứ là do may mắn hoặc do một sự cố gắng nào đó thôi. Giải thưởng danh giá mà anh Ngô Bảo Châu dành được không phải cứ cố gắng là được mà phải là người có tố chất đặc biệt. Và được giải thưởng đó thì không hề đơn giản. Có thể người ta nghĩ tốt cho tôi nhưng cả cuộc đời, tôi đã, đang và sẽ cố gắng đánh giá đúng về bản thân mình. Tôi nghĩ, phải biết mình là ai thì ta mới có một thái độ đúng đắn với mình, với người khác và với cuộc sống được....”

Cả cuộc đời cố gắng đánh giá đúng về bản thân; phải biết mình là ai thì mới có thái độ đúng đắn với mình, với người khác và với cuộc sống.- Tôi chột dạ và cứ bần thần mãi với câu trả lời của “Thần đồng toán học”. Người ta là “thần”, là người nổi tiếng thế giới mà khiêm cung như thế, còn mình?... Ôi, xấu hổ vô chừng.

Ngẫm lại bản thân, và ngước mắt nhìn xung quanh, thấy đôi lúc cái “ta” nó quá lớn. Bao giờ cũng cho mình là thông minh, là sáng giá hơn người. “Mục hạ vô nhân”, mở miệng ra là chê ông này, bình bà kia; góp ý này, thuyết giảng nọ. Làm chưa được tí gì đã “nổ” tơi tới. Rồi vênh mặt nhìn đời bằng nửa con mắt, tỏ ra bất đắc chí, cảm giác bị “bỏ rơi”, “sinh bất phùng thời”... Cứ thế nên cả đời cứ “băn hăn bó hó”, công việc giật cà giật cục, nhìn mặt cứ đăm đăm như đang đeo bệnh trong người...

Phải tĩnh tâm lại thôi. “Đánh giá đúng về bản thân, biết mình là ai” để có lối hành xử đúng mực, trước hết là cho bản thân, sau nữa là cho cuộc đời. Xin cảm ơn ông- “Thần đồng toán học” .
Hiền An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động
Return to top