ClockThứ Sáu, 30/07/2021 13:58

Chủ động các phương án chống dịch

Trong những ngày qua, hàng nghìn người dân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam về quê tránh dịch bằng phương tiện cá nhân, gây ùn ứ ở các điểm chốt y tế phía nam tỉnh. Việc người dân tự phát ồ ạt về quê tránh dịch không chỉ đối diện nhiều nguy hiểm trong quá trình di chuyển quãng đường dài hàng nghìn cây số, mà còn tiềm ẩn cả nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tạo áp lực rất lớn cho các lực lượng ở địa phương đến trong quá trình chống dịch.

Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4, đa số người dân xa quê đều chần chừ nán đợi hết dịch vì không muốn ảnh hưởng chuyện làm ăn, học hành của con cái. Công nhân thì sợ mất việc. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, không chỉ TP. Hồ Chí Minh mà đến 19 tỉnh, thành phía nam đã áp dụng Chỉ thị 16, hạn chế tối đa các hoạt động xã hội, khiến nhiều người lao động, nhất là nhóm công nhân, lao động tự do,… không thể cầm cự tiếp. Về quê là giải pháp để họ giải tỏa gánh nặng tiền thuê nhà, điện, nước, sinh hoạt và cũng là dịp thăm thân nhân, đoàn tụ với gia đình.

Không chỉ các tỉnh phía nam, Hà Nội cũng đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh đó, dự báo nhu cầu trở về quê của người lao động, sinh viên là rất cao. Người về từ các tỉnh phía nam lẫn phía bắc và cả nước bạn Lào. Đây là nhu cầu hoàn toàn chính đáng của người dân. Vì vậy, chủ động các phương án giải quyết  cho người lao động về quê một cách an toàn, phù hợp không chỉ là vấn đề nhân đạo mà còn giúp giảm áp lực cho các vùng tâm dịch, quản lý tình hình dịch bệnh tốt hơn, hiệu quả cao hơn.

Để tạo điều kiện cho người dân trở về quê tránh dịch an toàn, tỉnh đã tổ chức đón các trường hợp thuộc đối tượng yếu thế, người già, trẻ nhỏ… bằng cả đường hàng không lẫn đường sắt. Tuy nhiên, số lượng đăng ký quá lớn lên đến hàng chục ngàn người nên không thể giải quyết được trong thời gian ngắn. Bởi đón người dân về đâu không chỉ là việc bố trí phương tiện đưa đón mà còn liên quan đến công tác kiểm dịch, bố trí nơi cách ly, phục vụ ăn ở, đội ngũ cán bộ y tế theo dõi, chăm sóc, xét nghiệm… Mà quy trình đó đâu có ngắn, phải ít nhất 14 ngày.

Thực trạng người dân tự phát ồ ạt về quê tránh dịch trong những ngày vừa qua đã đẩy Thừa Thiên Huế nói riêng, nhiều tỉnh thành miền Trung, Tây Nguyên nói chung vào thế bị động. Các địa phương chỉ còn biết nỗ lực hết sức trong điều kiện có thể để tạo thuận lợi cho người dân trong việc di chuyển, tiếp đón, khai báo y tế, phân loại, tổ chức cách ly an toàn. Hàng loạt các khu cách ly tập trung của tỉnh được kích hoạt cấp tốc; nhiều cơ sở trường học được trưng dụng; các lực lượng tình nguyện được huy động để phục vụ việc cách ly của người dân.

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 ở Thừa Thiên Huế đang trong tầm kiểm soát. Tỉnh chưa phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ nên các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân vẫn duy trì. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các phương án để ứng phó với dịch bệnh ở mức độ cao hơn cũng được triển khai.

Vừa qua, tỉnh đã có hàng loạt công văn chỉ đạo các ngành, các đơn vị xây dựng phương án, triển khai các kế hoạch để sẵn sàng triển khai khi phải thực hiện giãn cách xã hội, như xây dựng và công bố phương án tổ chức giao thông, vận tải hàng hóa và hành khách; đảm bảo phương tiện vận chuyển phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cung ứng hàng hóa thiết yếu…

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, chắc chắn nhiều vấn đề sẽ phát sinh. Việc chủ động xây dựng các phương án phòng, chống dịch theo từng kịch bản ở từng cấp độ là việc cần làm sớm, càng cụ thể, chi tiết càng thuận lợi trong triển khai, tránh bị động. Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề lường trước được, có thể phát sinh những vẫn đề mới, thậm chí chưa hề có tiền lệ, nên cách giải quyết cũng phải hết sức linh hoạt. Khi đó, không chỉ là sự nỗ lực của các cấp chính quyền mà cần sự chung sức, chia sẻ, đồng hành của các tổ chức, đoàn thể và cả người dân mới có thể vượt qua khó khăn, khống chế, đẩy lùi dịch bệnh.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ngành chức năng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân trên địa bàn tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa cháy, nổ do nắng nóng.

Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Return to top