ClockThứ Hai, 16/01/2023 06:37

Chủ động nguồn nhân lực

Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2023 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các bộ, ngành liên quan, địa phương tập trung xây dựng nguồn lao động chất lượng cao (CLC). Theo Thủ tướng, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, cần nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, ngày càng tiệm cận với khu vực và thế giới, dần dần thay thế cho các vị trí, công việc do chuyên gia nước ngoài đảm nhận…

Một trong những tồn tại lớn về nguồn nhân lực của chúng ta lâu nay là tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Nổi cộm nhất là lượng người tốt nghiệp đại học mỗi năm ra trường quá đông, trái ngành, khó tìm được việc làm phù hợp; thậm chí nhiều em phải giấu tấm bằng cử nhân để vào làm việc trong các công ty dệt may, nên chất lượng tay nghề không thể bằng những công nhân được đào tạo trực tiếp từ nghề may! Ở mức độ cao hơn, nhiều công trình, dự án như lọc hóa dầu, hầm đường bộ, đường sắt trên cao hay những công trình, dự án đòi hỏi kỹ thuật cao … lâu nay chủ yếu do các chuyên gia nước ngoài đảm nhận.

Tín hiệu vui là những tồn tại này đang được các bộ, ngành Trung ương và chính quyền các địa phương nhận ra và từng bước khắc phục. Việc phân luồng học sinh sau THCS nhằm hướng nghiệp cho học sinh, phát triển giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã được ngành giáo dục và đào tạo áp dụng. Trước đó, qua tuyên truyền, nhiều học sinh đã mạnh dạn chọn trường nghề, để định hướng cho tương lai của mình. Và hầu hết, các em sau khi tốt nghiệp trường nghề đều tìm được việc làm, thu nhập ổn định.

Tuy nhiên việc định hướng, đào tạo nguồn nhân lực thời gian qua vẫn chưa đáp ứng xu hướng thị trường lao động, còn mất cân đối giữa các ngành. Riêng ở Thừa Thiên Huế, số liệu tại Hội thảo “Xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực CLC của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030” do UBND tỉnh tổ chức hồi năm ngoái cho thấy, tính đến cuối năm 2020, có 66,38 nghìn việc làm của nguồn nhân lực CLC ở nhóm ngành dịch vụ, chiếm 82,23% tổng số. Trong khi đó nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có khoảng 12,62 nghìn việc làm, chiếm 15,64% và nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp và thủy sản chỉ có 1,72 nghìn việc làm, chiếm 2,13% tổng việc làm của nguồn nhân lực CLC. Bên cạnh đó, tình trạng “chảy máu” nguồn nhân lực CLC vẫn diễn ra mà nguyên nhân chủ yếu là môi trường làm việc, thu nhập chưa tương xứng.

Mới đây, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 488/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực CLC năm 2023 với mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực tỉnh đảm bảo không ngừng nâng cao về chất lượng và số lượng, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong đó, phấn đấu trên 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề nghiệp và đại học đạt trình độ chuyên môn, tay nghề đáp ứng yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng…

Đây cũng là giải pháp để hướng đến làm chủ về lao động, làm chủ về việc làm; nhất là khi Việt Nam đang hướng đến nền công nghiệp hiện đại và đang thu hút nhiều nhà đầu tư.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ngành chức năng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân trên địa bàn tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa cháy, nổ do nắng nóng.

Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Return to top