ClockThứ Sáu, 28/02/2020 14:31

Chủ động nguyên liệu tại chỗ

TTH - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ đủ nguyên liệu sản xuất trong tháng 3 hoặc sang đầu tháng 4. Sau thời gian này, nếu dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, các doanh nghiệp có thể sẽ phải dừng sản xuất một phần hoặc toàn bộ.

ADB cấp thêm 2 triệu USD hỗ trợ châu Á - Thái Bình Dương ngăn chặn COVID-19COVID-19 đang ảnh hưởng đến 48 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giớiPhòng, chống dịch Covid-19: Tuyệt đối không lơ là, chủ quan

Thông tin trên được đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công thương đưa ra tại cuộc họp chiều 26/2, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang thiếu nguyên liệu sản xuất vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đây không chỉ là khó khăn của các doanh nghiệp, mà còn là thách thức của cả nền kinh tế nước ta.

 Khi dịch COVID-19 mới bùng phát ở Trung Quốc, Công ty chứng khoán SSI đưa ra báo cáo đánh giá tác động của dịch đối với 23 nhóm ngành. Trong đó, SSI đưa ra đánh giá tiêu cực đối với 9 nhóm ngành, đánh giá trung lập đối với 10 ngành và có 4 ngành được đánh giá tích cực dựa trên những ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các ngành được dự báo sẽ chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 là dệt may, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khoán, cảng biển – vận chuyển, dịch vụ sân bay và hàng không. Đây là những ngành kinh tế có thế mạnh của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu.

Hiện nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và lây lan ngày càng rộng. Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến tối 27/2, giờ Việt Nam, dịch bệnh đã xuất hiện và lây lan tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, với độ mở ngày càng lớn của các nền kinh tế, nhiều hàng hóa và sản phẩm của các quốc gia đã gắn bó chặt chẽ trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên khi dịch bệnh lan rộng sẽ tác động đến nhiều quốc gia.

Với Việt Nam, khi dịch COVID-19 mới bùng phát ở Trung Quốc, nhiều ngành kinh tế của nước ta đã bị tác động mạnh mẽ, nhất là với hàng nông sản, sản xuất da giày, dệt may, sản xuất lắp rắp ô tô…bởi, Trung Quốc là thị trường lớn của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Khi đó, kịch bản đối phó giảm thiểu tác động xấu đối với nền kinh tế nước ta chủ yếu đối với thị trường Trung Quốc. Nay, nhiều đối tác thương mại quan trọng khác của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ý…  cũng xuất hiện dịch COVID-19 nên dự báo mức độ tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế nước ta sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Để ổn định sản xuất, giữ vững mục tiêu tăng trưởng như quyết tâm của Chính phủ đặt ra, ngoài các chính sách hỗ trợ về thuế, lãi vay, kích cầu của Nhà nước, quan trọng nhất lúc này là sự vào cuộc của các bộ ngành, hiệp hội ngành hàng, sự chủ động của từng doanh nghiệp trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu thay thế, khuyến khích doanh nghiệp tự sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào.

Thách thức cũng là cơ hội để chúng ta có sự điều chỉnh hướng phát triển phù hợp, hạn chế tác động từ bên ngoài. Ngoài tác động của dịch COVID-19, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), bài toán nguyên liệu tại chỗ cũng là một trong những yêu cầu quan trọng trong truy nguồn gốc sản phẩm. Nói dễ hiểu, muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì sản phẩm phải được sản xuất tại chỗ hoặc nhập nguyên liệu từ các nước tham gia hiệp định, còn không sẽ không được hưởng các ưu đãi đó.

 Thực tế, chủ trương phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, đáp ứng nguyên phụ liệu tại chỗ cũng được đặt ra từ lâu, nhưng chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đơn cử như việc kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may ở Thừa Thiên Huế được triển khai khá lâu nhưng các nhà đầu tư vẫn chưa mặn mà. Nếu có sự điều chỉnh chính sách ưu đãi, nguồn lực đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ quan trọng như thép chế tạo, vải, vật liệu mới…chắc chắn không chỉ thu hút doanh nghiệp trong nước, mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Khi vấn đề nguyên liệu tại chỗ có lời giải sẽ đem lại lợi ích kép cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ngành chức năng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân trên địa bàn tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa cháy, nổ do nắng nóng.

Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới

Khảo sát của Booking.com chỉ ra 7 xu hướng du lịch được du khách yêu thích trong năm 2024. Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để đáp ứng các xu hướng mới về du lịch. Vấn đề đặt ra là sự chủ động trong việc nắm bắt và khai thác lợi thế.

Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới
Return to top