ClockThứ Bảy, 20/10/2018 13:30

Chủ động phòng dịch lúc giao mùa

TTH - Thời tiết chuyển từ thu sang đông, nắng mưa thay đổi thất thường rất thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh như tiêu chảy cấp, tay - chân - miệng (TCM); sốt xuất huyết (SXH)… Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh từ đầu thời điểm giao mùa.

Không chủ quan với dịch bệnh thời điểm giao mùaNhững bệnh trẻ dễ mắc khi giao mùaThận trọng với dịch bệnh giao mùaKhông để bệnh dịch xảy ra trong thời điểm giao mùa

Bếp ăn tập thể an toàn, góp phần phòng dịch cho học sinh tiểu học trên địa bàn TP. Huế

UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh khi thời tiết giao mùa. Ngành y tế mà đơn vị đầu mối là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan; tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, hạn chế thấp nhất tử vong. Ngoài ra, CDC tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng thường xuyên, đặc biệt là cho trẻ em bảo đảm an toàn và đạt tỷ lệ gần 100%. Đồng thời kiện toàn các đội cơ động chống dịch, rà soát và bổ sung vật tư, trang thiết bị máy móc, thuốc, hóa chất, tài liệu tuyên truyền để sẵn sàng đáp ứng khi có dịch xảy ra…

Từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên Huế không để xảy ra bệnh dịch. Đặc biệt, gần đây một số tỉnh, thành phía nam bùng phát dịch TCM, SXH nhưng ở địa phương vẫn trong ngưỡng an toàn. Đến nay, toàn tỉnh chỉ xuất hiện 85 trường hợp TCM, hơn 200 trường hợp SXH, không tăng so với năm 2017; một số bệnh dịch khác như cúm, quai bị, sởi... chỉ rác một vài trường xảy ra hàng tháng... Tất cả trường hợp mắc bệnh đều được đưa đến cơ sở y tế kịp thời, không có trường hợp nào biến chứng.

Từ cuối tháng 9 đến nay, các Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, thị xã Hương Trà..., những địa phương có số lượng mắc SXH và TCM cao hơn các địa bàn trong tỉnh đã phối hợp với các trường học tổ kiểm tra, tuyên truyền giáo dục cho học sinh các phương pháp phòng ngừa bệnh dịch trên địa bàn. Ngoài ra, các TTYT này chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dung dịch CloraminB khử khuẩn, trang thiết bị bảo hộ, phương tiện bình phun, quần áo bảo hộ, khẩu trang đáp ứng công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, huy động lực lượng tại chỗ tham gia công tác phòng, chống dịch; phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, thị xã chuẩn bị về nhân lực và các trang thiết bị điều trị khi có bệnh nhân, phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện…

Tại các điểm trường học từ mầm non đến tiểu học ở các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số trẻ bị bệnh, không để dịch bệnh lây lan. Đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non được tập huấn kỹ năng phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ, vệ sinh trường lớp, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Trẻ đến lớp đều được cô giáo hướng dẫn, giúp đỡ thực hiện việc tự vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết lau miệng, súc miệng sau bữa ăn, vứt rác đúng nơi quy định… Nhà trường thông báo kịp thời cho phụ huynh biết khi phát hiện trẻ có triệu chứng bệnh của các loại bệnh truyền nhiễm và cho trẻ nghỉ ở nhà để chăm sóc và phòng tránh lây lan sang các bạn trong lớp.

Hiện, ngành y tế tỉnh tiếp tục củng cố hoạt động giám sát từ y tế thôn, bản, xã, phường, thị trấn đến huyện, tỉnh; tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống dịch bệnh mùa đông cho cộng đồng và trong các trường học; rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất, thuốc chống dịch, củng cố đội cơ động chống dịch; thực hiện tốt việc tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc xin cho trẻ theo lứa tuổi để phòng ngừa bệnh chủ động và hiệu quả nhất… Bên cạnh đó, mỗi người dân cần ý thức phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng, thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch, bảo đảm dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sạch sẽ, khi bị bệnh, cần đến khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyễn Đình Sơn

(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ngành chức năng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân trên địa bàn tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa cháy, nổ do nắng nóng.

Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới

Khảo sát của Booking.com chỉ ra 7 xu hướng du lịch được du khách yêu thích trong năm 2024. Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để đáp ứng các xu hướng mới về du lịch. Vấn đề đặt ra là sự chủ động trong việc nắm bắt và khai thác lợi thế.

Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới
Return to top