ClockThứ Sáu, 08/11/2019 16:41

Chủ động phương án ứng phó ngay với cơn bão mạnh nhất từ đầu năm

TTH.VN - Sáng 8/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận để triển khai công tác ứng phó bão số 6.

Tự phòng, sẵn sàng ứng phóỨng phó với áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông"Bão số 7 sẽ hút áp thấp nhiệt đới, vùng ảnh hưởng ở Bắc Bộ rộng hơn"

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo và Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đồng chủ trì buổi họp.

Sau khi nghe báo cáo từ các thành viên Ban chỉ đạo và tại các điểm cầu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá đây là cơn bão mạnh và có diễn biến phức tạp nhất kể từ đầu năm đến giờ, nhất là tiếp sau cơn bão số 5.

Dù đánh giá cao lực lượng chức năng và các địa phương đã chuẩn bị tốt trong ứng phó với cơn bão số 5 vừa qua nhưng Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý bão số 6 là cơn bão rất mạnh và có hình thái phức tạp. Vì vậy, chúng ta  phải chủ động phương án ứng phó nhằm giảm được thiệt hại cao nhất.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị thành viên của Ban chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương đặc biệt phải bảo đảm an toàn trên biển, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền để yêu cầu họ vào nơi tránh trú.

Các địa phương và lực lượng chức năng ban hành lệnh cấm biển và chủ động cho học sinh nghỉ học; chủ động di dời, kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè nuôi trồng trên biển… đến nơi an toàn.

Bảo đảm an toàn hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch; bảo vệ an toàn các công trình xây dựng, cơ sở sản xuất, nhà cửa của dân, gia cố công trình đê biển xung yếu. Có giải pháp bảo đảm an toàn cho người dân khu vực miền núi và trung du vì đây là khu vực có độ dốc lớn, dễ xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cùng địa phương có trách nhiệm bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, điều tiết nước trong hồ chứa cho thủy điện và thủy lợi.     

Các cơ quan chức năng theo dõi diễn biến cơn bão để phối hợp với bộ ngành, địa phương trong việc chỉ đạo ứng phó với phương châm 4 tại chỗ.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ GTVT hỗ trợ 1-2 tàu vào Bình Định để hỗ trợ địa phương.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan truyền thông tiếp tục chủ động đưa tin kịp thời chính xác về diễn biến của bão để người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó với cơn bão này. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Return to top