ClockThứ Hai, 14/11/2016 14:06

Chủ động quản

TTH - Thử kiểm tra cô con gái đang học lớp 7, một ngày, bạn tôi lập một facebook với cái tên con trai rất lạ rồi vào facebook của con gái mời kết bạn. Lời mời được chấp nhận. Trò chuyện và làm quen sau đó không lâu, bạn tôi nhắn tin qua messenge vờ “tán tỉnh”.

Nào ngờ, cô con gái đồng ý. Giận dữ vô cùng nhưng bạn đã cố bình tĩnh để tìm cách răn dạy con. “Dù sao cũng còn may, bởi có không ít những đứa trẻ quen nhau trên facebook, yêu đương cảm tính rồi vào nhà nghỉ hay làm những chuyện vi phạm pháp luật khác”- bạn tôi tự an ủi, đồng thời cho biết, sau chuyện xẩy ra như vậy, bạn đã dành nhiều thời gian để quản lý, trò chuyện tâm tình, khuyên bảo con hơn.

Một chị bạn là giáo viên kể, chị chẳng quan tâm facebook là gì đến khi người quen cho xem facebook của cô con gái chị học lớp 9, chị mới tá hỏa. Cô bé suốt ngày tung thơ lên facebook và chia sẻ những câu thơ “mơ mơ, màng màng”. Tìm hiểu đám bạn của con mới hay, con bé dạo này học sa sút thấy rõ. Chị bạn hoảng hồn nhờ người lập facebook kết bạn cùng con, theo dõi con mới biết con...đang yêu. Chị khéo léo tìm cách để kéo con quay về với thực tế, về với việc học hàng ngày. Hiệu quả thấy rõ, việc học của con gái chị tiến bộ trở lại.

Dùng facebook hay không là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, khi mà hiện nay hầu hết học sinh cuối cấp THCS, THPT ở thành phố đều có facebook thì việc các bậc phụ huynh theo dõi, quản lý con em qua kênh này cũng là cần thiết. Dẫu biết nhiều phụ huynh “dị ứng” với facebook và không thích, không cho con dùng facebook, nhưng cấm không được thì phải quản. Đã có những cô giáo phàn nàn về chuyện có học sinh lên facebook nói xấu bạn này,  chê bai cô giáo nọ. Đã có nhiều học sinh dành thời gian lên facebook thường xuyên, thậm chí không ít trường có wifi nên giờ ra chơi có học sinh chẳng thèm vui chơi, trò chuyện với bạn mà lại lên mạng, lên facebook comment vớ vẩn. Nếu phụ huynh của học sinh đó biết được con mình đang có những việc làm, những biểu hiện không tốt, không hay chắc chắn phải tìm cách giáo dục con. Ngay cả với những thầy cô giáo chủ nhiệm đến lúc cũng nên theo dõi học sinh qua kênh này.

Còn nhớ, trong một lần nói chuyện với một lãnh đạo ngành Giáo dục – Đào tạo về vấn đề bạo lực học đường, đạo đức học sinh, vị lãnh đạo này cho rằng, trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, phía giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm cũng nên tìm hiểu tâm lý, suy nghĩ của học trò, kể cả tìm hiểu trên facebook. Có vụ việc học sinh đánh hội đồng ở một trường THCS trên địa bàn TP. Huế mà báo chí từng thông tin, nếu giáo viên chủ nhiệm lớp đó hoặc nhà trường vào feacebook của các em, nắm được thông tin và cảnh báo, xử lý sớm thì vụ việc trên có lẽ đã được ngăn chặn.

Thùy Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp
Tăng mắt livestream facebook giá rẻ và chất lượng tại Vnfame

Bạn có muốn biến mỗi buổi livestream của mình thành một sự kiện đặc biệt, thu hút hàng nghìn ánh nhìn và tạo ra cơ hội không ngờ? Cùng Chúng tôi khám phá bí quyết tăng mắt Livestream Facebook giá rẻ và chất lượng. Đằng sau mỗi con số là sức mạnh, đằng sau mỗi mắt là một cơ hội mới. Hãy đặt chân đến thế giới đầy màu sắc của livestream và hãy để chúng tôi chỉ dẫn bạn đến sự thành công, ngay tại đây!

Tăng mắt livestream facebook giá rẻ và chất lượng tại Vnfame
Án phạt nặng cho hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền

Ngày 23/6, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với Lê Thanh Phụng (SN 2003) và Hồ Xuân Quốc Việt (SN 1997, cùng trú tại phường 3, TX. Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị).

Án phạt nặng cho hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền
Yêu đương… mập mờ!?

Không ràng buộc, không kiểm soát, không đau lòng… Đây là cách mà những người trẻ tạo ra một mối quan hệ, gọi nôm na là mối quan hệ “mập mờ”, tức là không phải tình bạn, cũng không hẳn là tình yêu!?

Yêu đương… mập mờ
Return to top