ClockThứ Hai, 10/01/2022 15:55

Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong cách ly F0 tại nhà

TTH.VN - Ngày 10/1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con hoàn thành cách ly tập trung về nhàĐừng sợ cách ly tập trungQuyết liệt thực hiện việc theo dõi F0 đủ điều kiện tại nhàBộ Y tế điều chỉnh định nghĩa về trường hợp mắc COVID-19Hoàn thành việc lập tổ y tế lưu động để triển khai cách ly F0 tại nhàF0 điều trị tại nhà cần theo dõi diễn biến sức khỏe như thế nào?

Tạo cơ hội cho trẻ đến trường

Theo báo cáo của Sở Y tế, tuần từ 3 - 9/1, Thừa Thiên Huế ghi nhận 4.359 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, giảm 71 ca so với tuần trước đó; trong đó, phát hiện tại cộng đồng 2.859 ca (chiếm 66%). Tính từ 28/4 đến nay, toàn tỉnh có 15.872 người được cấp mã bệnh trong tổng số 22.914 ca nhiễm đã được phát hiện.

Trong tuần, có 18 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong của Thừa Thiên Huế đến nay là 75 trường hợp. Trong các trường hợp tử vong, có 72 người (chiếm 96%) là già yếu, lão suy, mắc bệnh nền nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, suy tim mạn, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, ung thư giai đoạn cuối...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì tại cuộc họp

Các địa phương ghi nhận số ca bệnh cao, gồm: TP. Huế, huyện Phong Điền, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Trong đó, TP. Huế đang có 8 xã/phường có ổ dịch lớn đang được theo dõi, Hương Thủy có 4 phường, Phú Vang có 3 xã.

Đến nay, Thừa Thiên Huế đã tiêm mũi 1 vắc-xin phòng COVID-19 cho người trên 18 tuổi đạt tỉ lệ 105%; mũi 2 đạt hơn 93% và gần 100% tiêm phòng cho trẻ từ 12-17 tuổi (số ít còn lại do có yếu tố sức khỏe chưa đảm bảo). Toàn tỉnh vẫn còn khoảng 3.000 người chưa tiêm vắc-xin, bao gồm cả người không đồng ý tiêm và hoãn tiêm có lý do chính đáng.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đặc biệt lưu ý đến việc tiêm vắc-xin cho người dân, hoan nghênh các địa phương đã bám sát tình hình và số lượng cụ thể của những trường hợp chưa tiêm vắc-xin. Đồng thời, nhấn mạnh đề nghị các địa phương tiếp tục mục tiêu theo sát những trường hợp chưa tiêm vắc-xin để vận động, thuyết phục người dân tham gia tiêm phòng, được người nào tốt người đó. Chỉ những trường hợp bệnh nền đặc biệt nghiêm trọng thì mới hoãn tiên để đảm bảo an toàn trước nguy cơ nhiễm bệnh.

Hiện nay, tỉnh đã dừng hoạt động các chốt kiểm soát, khai báo y tế trên địa bàn. Do vậy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID -19 tỉnh yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm soát người về từ ngoại tỉnh, đặc biệt là trong dịp Tết sắp đến. Riêng việc tổ chức các hoạt động vui tết cổ truyền sắp tới, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương giao các địa phương tự chủ việc quyết định các hoạt động một cách hài hòa và không cực đoan, dựa trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ 5K.

Trong lĩnh vực giáo dục, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu ngành giáo dục-đào tạo báo cáo UBND tỉnh cụ thể và đầy đủ kết quả của đợt kiểm tra học kỳ I vừa qua; đồng thời, đánh giá trọng điểm, sát thực chất lượng học sinh và đề xuất các giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn cho các địa phương về việc đánh giá chất lượng, nâng cao chất lượng của học sinh trong học trực tuyến và trực tiếp. Trên cơ sở đề xuất của ngành giáo dục-đào tạo và công tác đảm bảo phòng chống dịch, UBND tỉnh có phương án tổ chức cho các cháu học trực tiếp tối đa.

Linh động chăm sóc F0 tại nhà

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 2.100 F0 đang được cách ly, điều trị tại nhà. Các địa phương cấp huyện, chỉ còn huyện vùng cao A Lưới chưa áp dụng biện pháp này dù đã sẵn sàng phương án. So với các địa phương khác, A Lưới hiện chỉ còn hơn 50 F0 đang được thu dung điều trị tại các cơ sở y tế địa phương; điều kiện nhà ở của bà con đồng bào cũng khó khăn cho việc cách ly, điều trị F0 tại nhà.

Liên quan đến việc cách ly, điều trị F0 tại nhà, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tiếp tục nhấn mạnh, chỉ những trường hợp F0 được thu dung tập trung thì mới có chế độ chính sách theo nhà nước quy định. Còn F0 theo dõi, điều trị tại nhà hoàn toàn không có chế độ chính sách nào, ngoài việc ngành y tế hỗ trợ thuốc men, tư vấn và các địa phương phải có giải pháp phù hợp để hỗ trợ an sinh kịp thời cho bà con, nhất là việc cung cấp nhu yếu phẩm cho những hộ bị phong tỏa cả gia đình.

Khẳng định việc chăm sóc F0 tại nhà là xu thế tất yếu và là biện pháp ứng phó lâu dài với dịch bệnh COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương phải chủ động hơn nữa việc kết nối thông tin để hỗ trợ kịp thời người bệnh. Các địa phương phải đảm bảo F0 có triệu chứng nhẹ ở nhà được giám sát chặt chẽ. Nếu có xuất hiện triệu chứng nguy cơ thì phải chuyển đến cơ sở điều trị COVID -19 ngay lập tức.

“Đã đến lúc các địa phương quan tâm và thực hiện quyết liệt hơn nữa việc cách ly, điều trị F0 tại nhà. Vì đây là xu thế tất yếu. Sắp tới, việc cách ly tập trung các F0 sẽ hạn chế tối đa và sẽ có tiêu chí để chọn lựa F0 được điều trị cách ly tập trung. Đề nghị các chính quyền địa phương có các giải pháp phù hợp, sáng tạo, linh hoạt trong vấn đề cách ly F0 tại nhà để ứng phó với tình hình dịch bệnh sắp tới”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhấn mạnh.

Xử lý dứt điểm ổ dịch ở SCAVI

Xét nghiệm nhanh cho công nhân

Công ty SCAVI là một trong hai địa điểm đang có ổ dịch COVID-19 phức tạp của huyện Phong Điền. Tuần qua, Phong Điền ghi nhận có 448 F0 tại doanh nghiệp này, nâng số F0 được ghi nhận tại đây lên 1.269 trường hợp. F0 là công nhân và người nhà của công nhân công ty SCAVI chiếm đa số ca ghi nhận tại Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Riêng tại Phong Điền, số F0 liên quan đến SCAVI chiếm 80%.

Trước tình hình này, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các địa phương và các ngành liên quan phải tập trung xử lý dứt điểm ổ dịch này bằng cách tầm soát liên tục và có giải pháp ngăn chặn các nguồn lây ra cộng đồng một cách phù hợp. Vấn đề này phải được thống nhất giải pháp ngay trong ngày 10/1.

SCAVI là một trong những doanh nghiệp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID - 19 rất bài bản. Để xử lý dứt điểm ổ dịch dai dẳng tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh: Quan điểm của tỉnh là hạn chế tối đa việc phải tạm dừng nhà máy nhưng nếu ổ dịch tại doanh nghiệp kéo dài, ảnh hưởng đến cộng đồng, doanh nghiệp không phối hợp trong phòng chống dịch, tỉnh sẵn sàng tạm thời đóng cửa để xử lý ổ dịch. Tình hình ổn định mới được hoạt động trở lại.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Return to top