ClockThứ Năm, 19/11/2020 06:45

Chủ động tái đàn, đảm bảo nguồn cung

TTH - Đầu năm đến nay, toàn tỉnh có khoảng 10.000 hộ, cơ sở nuôi lợn ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi (TLCP). Hiện, các trang trại, doanh nghiệp đã trở lại tái đàn, tăng đàn khoảng 80.000 con.

Tái cơ cấu đàn lợn trước dịch tả lợn châu Phi

Khoảng trên 10 nghìn cơ sở trên địa bàn tỉnh tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi

Tái đàn kịp thời

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh, một khó khăn hiện nay là giá lợn giống và thức ăn chăn nuôi đang cao, nguồn lợn giống thiếu hụt, nhất là lợn giống có chất lượng cao, ảnh hưởng đến tái đàn.

Lợn tái đàn hiện nay được nuôi phần lớn tại các trang trại (TT) bảo đảm an toàn sinh học (ATSH) tại Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy,  Quảng Điền, Phong Điền...

Các trại nuôi lợn tập trung thuộc hộ dân có diện tích rộng, cách ly, cách biệt với nhà ở và áp dụng các biện pháp ATSH (có tường rào, hàng rào bao quanh, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, mật độ nuôi phù hợp; thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng đảm bảo; sử dụng hầm khí sinh học biogas hoặc đệm lót sinh học ủ men xử lý phân và chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường).

Các cơ sở sản xuất lợn giống quy mô vừa và lớn như TT lợn ngoại bố mẹ Hoàng Vân tại xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc với quy mô nuôi 2.400 lợn nái, sản xuất khoảng 62.000 con lợn giống/năm và  các TT, hộ gia đình sản xuất lợn giống để tự cung và bán một ít cho các hộ, cơ sở chăn nuôi trong địa phương cũng góp phần cung ứng nguồn giống lợn trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục CN&TY tỉnh cho biết, để chủ động đảm bảo nguồn cung thịt lợn, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm ATSH, giảm thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra và hạn chế ô nhiễm môi trường, tiến tới chấm dứt tình trạng chăn nuôi trong khu vực dân cư.

UBND tỉnh cũng đã có Quyết định số 1904/QĐ-UBND ngày 29/7/2020 ban hành kế hoạch tái đàn lợn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi sau dịch TLCP giai đoạn 2020-2025 với mục tiêu đến năm 2025 khôi phục tổng đàn lợn toàn tỉnh đạt trên 207.000 con và phát triển, nâng dần tổng đàn.

Theo đó, tùy điều kiện thực tế địa phương, nghiên cứu lập đề án chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, ATSH, trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2020. Đồng thời, để hỗ trợ các TT, HTX trên địa bàn, tỉnh cũng đã ban hành quyết định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2016-2020 (trong đó có hỗ trợ đối với lĩnh vực chăn nuôi và thú y). Tỉnh đang chỉ đạo xây dựng quy định một số chính sách cho giai đoạn 2021-2025.

Đồng bộ giải pháp

Ông Nguyễn Văn Hưng cho biết, chi cục đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chọn vùng phát triển chăn nuôi và đẩy mạnh chăn nuôi ATTSH bằng cách nâng cao nhận thức về lợi ích và hiệu quả kinh tế của việc tái đàn lợn theo hướng hữu cơ, ATSH, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, thay đổi tập quán của người chăn nuôi, hình thành thói quen sản xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn.

Căn cứ tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng, trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới và kế hoạch phát triển triển kinh tế - xã hội để lựa chọn, định hướng các khu vực có điều kiện phát triển chăn nuôi lợn, tách biệt với khu dân cư. Trong đó, ưu tiên các vùng có hạ tầng đảm bảo phục vụ sản xuất, ít ngập úng. Hàng năm tiến hành rà soát, bổ sung các vùng phát triển chăn nuôi lợn ATSH.

Chuyển giao kỹ thuật

Chi cục CN&TY tỉnh và các địa phương tổ chức tập huấn cho các hộ chăn nuôi gồm phương pháp chọn giống lợn nái, lợn thịt, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng theo hướng hữu cơ, ATSH, cách phòng trị dịch bệnh. Tập huấn kỹ thuật xây dựng về chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả kinh tế.

Tại các vùng chăn nuôi lợn tập trung, huy động, tranh thủ lồng ghép các nguồn vốn đầu tư hạ tầng của các chương trình, đề án, dự án, nguồn hỗ trợ, đóng góp từ các DN hoặc trích vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải bảo vệ môi trường đúng quy định.

Để phát triển chăn nuôi tập trung, các địa phương cần thực hiện tốt công tác quản lý về đất đai, có chính sách cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô TT, tách biệt với khu dân cư.

Bước đầu xây dựng các tổ hợp tác chăn nuôi lợn và hướng đến hình thành các HTX chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ, đảm bảo ATSH tại các địa phương để xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Kêu gọi, hỗ trợ các DN đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là các DN chế biến thịt lợn, mở rộng các đại lý cung cấp dịch vụ cung ứng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.

Các địa phương khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để các DN liên kết với người chăn nuôi thông qua tổ hợp tác, HTX trong việc cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm lợn hữu cơ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường...

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công

Hiện tại khối lượng thi công của một số gói thầu thuộc Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế còn hạn chế. Ban Quản lý dự án (QLDA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế yêu cầu toàn bộ các nhà thầu tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tăng cường nhân, vật lực, tăng mũi thi công, tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công
Return to top