ClockThứ Tư, 09/09/2020 07:30

Chủ động thích nghi với đại dịch

TTH - Chịu tác động khó lường từ dịch COVID-19, doanh nghiệp (DN) Thừa Thiên Huế chủ động thực hiện các giải pháp thích ứng.

Doanh nghiệp dệt may tăng doanh thu từ chuỗi cung ứngĐẩy mạnh hỗ trợ trực tuyến cho người nộp thuếNhiều chính sách nhưng khó tiếp cận - kỳ 1: Nhiều chính sách hỗ trợ

Dự trữ nguồn hàng, áp dụng giờ làm linh hoạt để giữ chân người lao động ở Công ty CP Thuỷ sản Huế

Thay đổi để tồn tại

COVID-19 đang tác động rộng khắp, ở các mức độ khác nhau đến trên 5.000 DN Thừa Thiên Huế.

Doanh thu của nhiều DN giảm sút từ 20-80% so với cùng kỳ, nhiều DN bị đứt nguồn cung, “gãy” thị trường, không có tiền trả lãi ngân hàng và trả lương cho người lao động.

Có DN phải tạm dừng hoạt động. Đây thực sự là “cú sốc”, là sự thử thách “sức bền” đối với DN, nhất là DN nhỏ, siêu nhỏ. Đòi hỏi các DN nhanh chóng thích nghi và thay đổi quan điểm kinh doanh, tìm cách làm mới linh hoạt theo nhu cầu thị trường dựa trên nguồn lực sẵn có và lợi thế của DN.

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Dương Tuấn Anh thông tin, trong ảnh hưởng dịch bệnh lần 2 vẫn có một số tín hiệu lạc quan, nhờ DN biết chủ động đối phó và kinh nghiệm về tổ chức sản xuất trong điều kiện “bình thường mới”.

Nhiều sáng kiến đã được các DN triển khai để khắc phục những tác động tiêu cực như: áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh (SXKD)…

250 triệu khẩu trang vải kháng khuẩn là số lượng trong đơn hàng xuất khẩu mà Tập đoàn Scavi (Pháp) nói chung và Công ty Scavi Huế nói riêng ký với đối tác. Thuận lợi đối với sản phẩm này là nguyên liệu sản xuất chủ yếu nhập từ các nhà máy trong nước nên luôn chủ động nguồn hàng.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế Trần Văn Mỹ, chuyển dịch đơn hàng là giải pháp tối ưu trong ngắn hạn nhằm bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng, duy trì hoạt động cho trên 6.000 lao động có việc làm. Trong dài hạn, công ty tiếp tục đàm phán với các đối tác để ký hợp đồng, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

Thị trường chính của Công ty CP Phát triển thuỷ sản Huế là Nhật Bản, với doanh số xuất khẩu khoảng 7 triệu USD/năm. Do tác động của COVID-19, trong các tháng 7, 8, công ty giảm sản lượng xuất khẩu trên 40%, quý IV dự báo giảm 30%.

“Khó khăn là điều có thể dự đoán được, vì vậy, DN cố gắng xoay xở tìm kiếm đơn hàng từ đối tác mới, dự trữ nguồn hàng, áp dụng giờ làm linh hoạt để giữ chân người lao động. Hy vọng tình hình sẽ tốt hơn trong thời gian tới”, Giám đốc Công ty CP Phát triển thuỷ sản Huế Nguyễn Thanh Túc bày tỏ.

Phân phối ngành hàng văn phòng phẩm với số lượng lớn, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Long - Lê Thị Thu Thảo cho hay: Ngoài đẩy mạnh bán hàng online, công ty có đội ngũ nhân viên bán hàng, marketing để tiếp cận, chăm sóc khách hàng. Thay vì giảm nhân sự để giảm chi phí, DN vẫn đảm bảo quyền lợi tối ưu cho đội ngũ nhân viên, đưa các chương trình chăm sóc khách hàng, khuyến mãi, ship hàng đến tận nơi theo yêu cầu… Qua đó, doanh số công ty vẫn đảm bảo trong thời gian qua.

Công nhân may khẩu trang ở Công ty Scavi Huế

Năng động thích ứng

Với nhiều DN bán lẻ, “dọn hàng từ kệ sắt lên kệ online” là giải pháp ứng phó với biến động thị trường. Như Siêu thị Co.opmart gửi phiếu đặt hàng đến nhiều gia đình để khách hàng chọn lựa theo danh mục và liên hệ siêu thị qua tổng đài hoặc mạng xã hội. Siêu thị Vinmart và các cửa hàng tiện ích Vinmart+ triển khai các kênh mua hàng linh hoạt qua điện thoại, qua ứng dụng - App cũng như website.

Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Nexttech Nguyễn Phúc Hưng chia sẻ: COVID “ập đến” làm Nexttech mất nhiều đơn hàng lắp đặt thiết bị nhà thông minh - smarthome. Để thích ứng, công ty cắt giảm chi tiêu, đa dạng hoá các dịch vụ công nghệ thông tin, chuyển sang marketing số qua facebook, google…

Nắm bắt thị trường, DN chuyển hướng từ cung cấp giải pháp, thiết bị smarthome sang cung cấp thiết bị họp trực tuyến cho nhiều cơ quan, DN có nhu cầu làm việc tại nhà trong mùa dịch; lên kế hoạch để đón thị trường hậu dịch: đào tạo nhân viên, hoàn thiện và tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm.

Dù thiệt hại không nặng nề như các DN lớn, song những cơ sở SXKD nhỏ lẻ cũng đang dần đuối sức bởi sức mua giảm, trong khi các chi phí khác từ nhân công, mặt bằng… vẫn phải chi trả.

Để tăng sức mua, các cơ sở SXKD chủ động nhiều giải pháp kích cầu qua việc triển khai các chính sách chăm sóc khách hàng, khuyến mại, hậu mãi. Nhất là các cơ sở kinh doanh về thực phẩm, mỹ phẩm, điện máy, nội thất…

“Với các giải pháp linh hoạt, năng động, nhiều DN, cơ sở SXKD trên địa bàn vẫn có thể cầm cự, thậm chí tăng trưởng ổn định trong mùa dịch”, ông Dương Tuấn Anh nói.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định, sẽ có những chính sách chung mang tính vĩ mô như cơ chế thanh tra, kiểm tra, miễn giảm thuế…

Tuy vậy, vượt khó phải từ chính nội lực của DN, còn hỗ trợ từ phía Nhà nước, chỉ mang tính tương đối chứ không thể có hỗ trợ lớn, nhất là hỗ trợ trực tiếp về kinh tế. Vì vậy, DN cần chú trọng việc quản trị DN, xây dựng kịch bản thực sự để có sự chủ động trong bị động, tư duy lại sản phẩm mới, phù hợp với thị trường, xây dựng chiến lược ứng phó sau mùa dịch bệnh…, tạo sức đề kháng thực sự tốt để vượt qua khó khăn.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Return to top