ClockThứ Tư, 15/11/2017 08:19

Chủ quan

TTH - Lâu lắm rồi Thừa Thiên Huế mới có một trận lụt lớn như thế. Có lẽ nó chỉ kém trận lụt lịch sử năm 1999.

Mức độ tàn phá gây thiệt hại về tính mạng, tài sản… không  bằng 18 năm trước, nhưng người dân đã phải trải qua những ngày lo sợ, thiếu thốn, vất vả trăm bề, với mức độ thiệt hại chung không hề nhỏ.

Sau trận lụt lịch sử năm 1999 cho đến nay hầu như tại tỉnh nhà chưa có trận lụt nào lớn.  Ngay cả khi khí tượng thủy văn và chính quyền các cấp đã thông báo có mưa rất to do hoàn lưu bão 12, nhưng nhiều người vẫn không để ý. Chả thế nên chỉ cần trong một đêm 5/11 mưa xối xả, sáng mai thức dậy thấy nước vây quanh nhà, nước chảy xiết từ sông vào, người ta mới cuống cuồng vắt chân lên “chạy lụt”. Nhà ở vùng cao tìm cách kê đồ, nhà ở vùng sâu tìm đường di tản. Dân Huế  từ xưa đến nay có thói quen chuẩn bị lương thực, mắm, ruốc… mỗi khi có mưa bão. Mì tôm là thứ không thể thiếu, ít thì một thùng, nếu không lụt thì vẫn có thể ăn dần được. Thế nhưng đợt này nhiều nhà không chuẩn bị gì trước. Ngay cả đèn pin, đèn dầu thắp phòng mất điện cũng không mấy ai chuẩn bị. Hàng xóm tôi cuống cuồng tìm đồ thắp sáng nhưng đi ra thì lụt, cuối cùng may mắn còn mấy cây nến thắp cúng còn thừa lại. May là năm nay lụt ít ngày, lại có ngày nước rút  nên còn có cơ hội xoay xở. Nhớ lại sáng 7/11 (2 ngày sau trận lụt đầu) thấy mưa ngày càng to, lại có thông báo xả lũ, hàng xóm (trong đó có cả tôi) kéo nhau lội ra chợ để mua đồ ăn. Từ thịt, rau, đồ khô…. đều vét cạn. Đến quầy thịt nhìn cái chân giò chưa kịp trả giá thì chị bán thịt xối xả: Có mua không, hết chừ đó. Thế là tặc lưỡi mua ngay cái chân giò và ít da heo còn sót lại, dù ngày thường mấy khi ăn loại này. Dọn lụt quần áo ướt cũng phải khắc phục bằng cách khi xuống lội dọn lại thay quần áo ướt vào. Bao nhiêu quần áo cũng không đủ, tệ hại hơn là quần áo trong tủ không kịp đưa lên cũng ướt mèm. Thế là đúng nghĩa thiếu cả ăn và cả mặc. Đó là chưa kể lo sợ tính mạng của con người khi nước ngày càng dâng cao, không biết chạy đường nào. Ngày hết lụt đọc trên facebook của anh Phan Thiên Định –Giám đốc Sở kế hoạch & Đầu tư tỉnh diễn tả một phần nhà mình trong trận lụt 1999 mới nhớ lại quá khứ và cảm giác những ngày vừa qua.

Thời tiết theo biến đổi khí hậu xu hướng ngày càng xấu nên không được xem thường nhất là với lụt bão. Bài học về trận lụt lịch sử  năm 1999 và đợt lũ vừa rồi còn nhãn tiền.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Return to top