Thế giới

Chủ tịch ASEAN 2020: Những ưu tiên và thách thức của Việt Nam

ClockChủ Nhật, 10/11/2019 11:05
TTH.VN - Theo truyền thống, 10 thành viên ASEAN thay phiên nhau giữ chức chủ tịch khối, và đến ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ chính thức tiếp quản vị trí này từ Thái Lan, với nhiều trách nhiệm phải gánh vác.

Việt Nam và sứ mệnh Chủ tịch ASEANKỳ vọng vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEANViệt Nam lấy ý kiến chuyên gia về ưu tiên cho năm Chủ tịch ASEAN 2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha. Ảnh: Vietnamfinance

Tại lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok ngày 4/11 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp nhận chiếc búa - biểu tượng cho chức Chủ tịch ASEAN từ tay Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Theo The ASEAN Post, điều này cũng đồng nghĩa với việc áp lực đang gia tăng đối với Việt Nam – một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất châu Á, nhằm thúc đẩy ASEAN hướng tới những sáng kiến ​​quan trọng trong năm tới.

Tiếp nhận vị trí Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam muốn tập trung vào việc tăng cường sự gắn kết bền vững của ASEAN bằng cách duy trì sự đoàn kết và thống nhất, tăng cường liên kết và kết nối kinh tế, làm sâu sắc các giá trị và bản sắc của các thành viên ASEAN, đồng thời nâng cao hiệu quả của bộ máy ASEAN và thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN trong cộng đồng toàn cầu.

Năm ưu tiên

Đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN 2020 với chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, Việt Nam đã đặt ra 5 ưu tiên cho năm 2020, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả vai trò của khối và đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Tăng cường kết nối, nâng cao năng lực thích ứng và tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng là một ưu tiên quan trọng khác của Việt Nam, cũng như thúc đẩy nhận thức về Cộng đồng ASEAN và bản sắc của khối để tạo ra các giá trị chung.

Ngoài ra, tăng cường quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới; cải thiện khả năng thích ứng và hiệu quả của ASEAN bằng cách cải cách thể chế; và cải thiện hoạt động của bộ máy ASEAN cũng sẽ được Việt Nam ưu tiên trong năm chủ tịch 2020. 

Khía cạnh kinh tế

Năm 2020, Việt Nam sẽ kỷ niệm 25 năm gia nhập ASEAN, và sự tăng trưởng của nước này đã rất đáng chú ý kể từ khi mở cửa kinh tế vào những năm 1980 với một loạt cải cách thị trường, giúp thúc đẩy sự phát triển và giúp hàng triệu người thoát nghèo.

Việt Nam đang nổi lên là một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á và là điểm đến đầu tư hấp dẫn, góp phần đưa ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với GDP 3.000 tỷ USD trong năm 2018.

Nhiều nhận định cho rằng, ASEAN vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển về mặt kinh tế, nhất là về thương mại nội khối ASEAN - khi thương mại nội khối chỉ mới bằng 1/4 tổng thương mại của ASEAN, và đảm bảo Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được triển khai hiệu quả vào năm 2020.

Bên cạnh đó, việc hoàn tất các cuộc đàm phán Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - trong bối cảnh môi trường kinh tế thay đổi nhanh ngày càng bị thách thức bởi chủ nghĩa bảo hộ, sẽ là minh chứng cho cam kết của các thành viên trong việc mở cửa thương mại và đầu tư trên toàn khu vực.

RCEP dự kiến ​​sẽ mở rộng hơn nữa và làm sâu sắc hơn các chuỗi giá trị khu vực trong khối thương mại 15 quốc gia bao gồm 10 nước ASEAN, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Đây sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới nếu được ký kết như dự kiến ​​vào tháng 2/2020, và do đó, việc đảm bảo RCEP sẽ ra mắt vào năm 2020 sau các cuộc đàm phán kéo dài suốt 7 năm qua sẽ là một thách thức chính đối với Việt Nam trong năm tới.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ phải dẫn dắt ASEAN duy trì tính trung tâm của khu vực trong bối cảnh nhiều biến động địa chính trị hiện nay.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Return to top