ClockThứ Ba, 02/11/2021 10:47

Chủ tịch Quốc hội chủ trì tọa đàm về xây dựng hệ thống pháp luật

Sáng 2/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì tọa đàm chuyên gia về Chuyên đề số 09 về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bảo hiểm là bệ đỡ cho an sinh quốc gia, dân tộcPhát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững, hiệu quảỦy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 2Quốc hội Trung Quốc thảo luận dự thảo sửa đổi cho phép sinh con thứ baNgày 21/7, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu các chức danh của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiThi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hộiXây dựng hệ thống pháp luật chất lượng caoHoàn thiện thể chế - động lực cho đất nước cất cánh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chuyên đề số 09 do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp chỉ đạo xây dựng, là một trong 4 chuyên đề thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” (Đề án) được Ban Chỉ đạo Đề án phân công Đảng đoàn Quốc hội chủ trì thực hiện.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước.

Để thực hiện các nhiệm vụ này có 3 cấu phần quan trọng: một là, xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hai là, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Ba là xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân. Trong đó, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật có ý nghĩa nền tảng, là cơ sở cho việc thực hiện cũng như quyết định hiệu quả của hai cấu phần còn lại.

Với vai trò là cơ quan lập pháp và có thẩm quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tiểu ban xây dựng Chuyên đề số 09 đã triển khai nhiều hoạt động tổng kết, đánh giá công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật trong thời gian qua, xác định các định hướng, yêu cầu, trọng tâm phải đặt ra và xử lý trong Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặc biệt, Đảng đoàn Quốc hội đã xây dựng Đề án và trình Bộ Chính trị thông qua Kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV vào ngày 14/10 vừa qua. Đây là nội dung quan trọng đóng góp cho việc xây dựng Chuyên đề số 09, trong đó, nhiều quan điểm được Bộ Chính trị khẳng định tại Kết luận 19 không chỉ có ý nghĩa định hướng hoạt động lập pháp trong giai đoạn 5 năm 2021-2026 mà còn cho cả 10-15 năm tới như: hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; khắc phục tình trạng văn bản luật thiếu tính ổn định, "luật khung, luật ống", chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong xây dựng pháp luật; chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật…

Tại cuộc tọa đàm sáng 2/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Tiểu ban xây dựng Chuyên đề số 09 sẽ nghe các chuyên gia đóng góp ý kiến, nêu quan điểm về các nội dung liên quan đến Chuyên đề 09 để tiếp tục hoàn thiện trình Ban chỉ đạo xây dựng Đề án của Đảng đoàn Quốc hội.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
KỶ NIỆM 8 NĂM RA MẮT HỢP TÁC MEKONG - LAN THƯƠNG VÀ TUẦN LỄ MEKONG - LAN THƯƠNG NĂM 2024
Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương

LTS: Kỷ niệm 8 năm ra mắt Hợp tác Mekong - Lan Thương và Tuần lễ Mekong - Lan Thương năm 2024, Báo Thừa Thiên Huế giới thiệu bài viết của bà Đổng Bích Du, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng về mục tiêu chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương.

Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương

TIN MỚI

Return to top