Giáo dục Góc HS-SV
Chủ trọ tăng giá, sinh viên méo mặt
TTH - Một vòng quanh các khu nhà trọ, chúng tôi đều nhận được câu trả lời: giá thuê tăng từ 50.000 đến 100.000 đồng/phòng. Nhiều chủ trọ tuy không tăng giá phòng nhưng lại tăng giá điện, nước.
“Nước nổi thì bèo nổi”
Trong vai người đi thuê phòng trọ, tôi tìm đến các nhà trọ ở đường Trần Phú. Một chủ trọ tại kiệt 179 Trần Phú nói: “Giá thuê 350.000 đồng/phòng, năm ngoái 300.000 đồng nhưng năm nay mọi thứ đều tăng, đi chợ thì thấy đó, cái chi cũng tăng, giá phòng cũng phải tăng chớ, nước nổi thì bèo nổi mà!”. Bảo cho đi xem phòng, bà chủ dẫn tôi vào căn phòng ở cuối hành lang khá nhỏ và tối. Căn phòng ẩm thấp, chỉ vỏn vẹn chừng 5m2, tường còn chưa quét vôi rặt một màu xi-măng xám xịt. Cả dãy 5 phòng chỉ có một nhà vệ sinh chung với phòng tắm. Hỏi có phòng khác không, chủ nhà bảo hết rồi. Thấy vẻ chưa hài lòng của tôi, bà nói xẵng: “Giá ấy thì chỉ có như vậy thôi. Muốn phòng tốt hơn phải từ 450.000 đến 500.000 đồng/phòng”.
Tìm đến khu nhà trọ ở đường Hải Triều, Phan Chu Trinh, tôi cũng nhận được câu trả lời giá phòng đã tăng kể từ cuối hè. Bên cạnh đó, giá điện, nước cũng tăng từ 5.000 đến 20.000 đồng/sinh viên thuê nhà. Hồng Anh, một sinh viên năm 3 Trường đại học Y Dược Huế thuê nhà tại kiệt 179 Trần Phú cho biết: “Năm ngoái giá phòng là 400.000, năm nay tăng lên 450.000 đồng, giá nước cũng tăng từ 20.000 lên 25.000 đồng. Bây giờ phòng 450.000 đồng là bình thường. Giá phòng trọ ở gần trường còn cao hơn nhiều”. Chỗ Hồng Anh thuê trọ có 4 phòng, mỗi phòng rộng 8m2 và có 2 nhà tắm, 2 nhà vệ sinh riêng khá sạch sẽ. “Năm ngoái, em thuê phòng ở kiệt gần đây, giá chỉ 300.000 đồng/phòng nhưng cả dãy 4 phòng chỉ có 1 nhà vệ sinh rất bất tiện, lại mất an ninh nên năm nay em đổi sang chỗ này. Dù đắt hơn nhưng yên tĩnh. Bây giờ tìm nhà trọ ưng ý khó lắm!”.
Chật vật xoay xở với tiền trọ
Thông tin liên quan: >> Nghịch lý khu ký túc xá Đại học Huế tại Trường Bia: Khang trang nhưng chưa thu hút sinh viên |
Đến một ngôi nhà trọ trong con hẻm ngoằn ngoèo trên đường Phan Chu Trinh, tôi bắt chuyện với Hiền, sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Nông Lâm. Hiền cho hay: “Em ở trọ với hai chị sinh viên Trường đại học Sư phạm. Giá phòng ở đây khá thấp: 700.000 đồng/phòng cho 3 người; nhưng phòng nhỏ quá lại rất nóng nực mà đi chỗ khác thì giá quá cao. Tìm được chỗ trọ này, em đã phải đi mấy ngày liền”. Nhìn quanh căn phòng chừng 10m2 với lỉnh kỉnh đủ thứ đồ đạc, chật chội đến ngột ngạt, tôi cảm thấy thật ái ngại cho Hiền. Không hiểu với nơi ở khá chật chội và nóng nảy này, những sinh viên như Hiền có thể học tốt!? “Bố mẹ em ở quê cố gắng lắm cũng chỉ gửi được hơn 1 triệu/tháng, trong khi ngoài tiền nhà ra còn tiền ăn, tiền sách vở và đủ thứ khác nữa. Tụi em phải cố xoay xở thôi”, Hiền nói.
Một phòng trọ sinh viên tại kiệt 165 Trần Phú, phòng trọ chật chội này có giá 300.000 đồng/tháng
Giá tiền thuê phòng sinh viên hiện nay dao động từ 300.000 đến 800.000 đồng/phòng/sinh viên, tùy theo vị trí nếu gần trường thì giá cao, càng xa giá thuê càng giảm. Nếu hai hay nhiều sinh viên cùng ở một phòng thì giá thuê giảm xuống. Mức giá thuê nguyên căn khoảng 1 triệu đồng trở lên/một căn |
Cũng có hoàn cảnh khó khăn như Hiền, Phương và Trung quê ở Tứ Hạ (Hương Trà), tân sinh viên Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, thuê nhà ở kiệt 165 Trần Phú, than thở: “Vì vô Huế hơi muộn nên tụi em đi tìm mấy ngày mới được chỗ trọ này. Đi mô cũng kêu hết phòng trọ, chỗ còn thì lại quá đắt”. Phòng trọ 6m2 của hai tân sinh viên này chỉ bố trí được một chiếc giường nhỏ và chiếc bàn học là đã chật cứng. Tối tăm, chật chội nhưng “tiền nào của nấy”, giá thuê chỉ 400.000đồng/2 sinh viên/tháng, chưa kể tiền điện, nước. Đây là mức giá mà cả Phương và Trung cảm thấy hài lòng vì hàng tháng ba mẹ chỉ có thể xoay xở gửi vào 1,5 triệu đồng. “Đó đã là mức tiền tương đối so với nhiều sinh viên khác, Phương nói. – Mà chị biết đấy, sinh viên thì còn bao nhiêu khoản chi tiêu khác. Không tằn tiện thì đến cuối tháng... đói mất”.
Thanh Vân
Một phòng trọ khá tương đối rộng tại kiệt 179 Trần Phú giá 450.000 đồng/tháng. Phòng trọ như thế này rất khó tìm được ở thời điểm hiện nay.
- Tuyển sinh đại học 2022: “Khởi động” cùng thí sinh (03/07)
- Rớt trường công, hàng nghìn học sinh chọn học trường nghề (02/07)
- Trường ĐH Nông Lâm trao bằng cho 652 tân kỹ sư và bác sĩ thú y (01/07)
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế (01/07)
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng (01/07)
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 (30/06)
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm (30/06)
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu (30/06)
-
Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
-
“Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập
- Tăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo?
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Điểm trúng tuyển phương thức xét học bạ của ĐH Huế từ 18 - 27.5 điểm
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng
- Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu
- Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
- Gần 900 thí sinh đạt kết quả sơ tuyển theo phương thức riêng của ĐH Huế
- Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022