Kinh tế Khoa học - công nghệ
Chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước
TTH - Ngũ Điền (Phong Điền) là một trong những vùng nuôi tôm lớn của tỉnh. Trước đây, người nuôi tôm đầu tư một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch đồng bộ, nên xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. “Để nuôi tôm trên cát đảm bảo môi trường bền vững, hiệu quả”, thời gian gần đây, chính quyền, các đơn vị, ban, ngành ở Phong Điền tập trung quyết liệt để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi tôm...
Trước đây, sau một thời gian ồ ạt nuôi tôm, thiếu quy hoạch, người nuôi tôm ở vùng Ngũ Điền phải gánh chịu hậu quả của việc ô nhiễm môi trường trầm trọng. Một trong những nguyên nhân là thiếu sự đầu tư hệ thống xử lý nước thải; sự cẩu thả của người nuôi tôm và việc thiếu quy hoạch động bộ của chính quyền địa phương. Hầu hết các chất thải đều được người nuôi tôm xử lý qua loa rồi theo các đường ống cho xả thẳng ra biển. Đến vụ tôm mới, người nuôi tôm lại lấy chính từ nguồn nước biển vào hồ nuôi tôm mà không qua một khâu xử lý nước thải nào.
Việc xả nước thải không qua xử lý không chỉ ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm, mà còn làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống của hàng nghìn hộ dân trong khu vực Ngũ Điền. Ông Nguyễn Văn Tuyến, một hộ nuôi tôm ở xã Điền Hòa nhớ lại: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến người nuôi tôm thất bại chính là do ô nhiễm môi trường nước. Tôm đổ bệnh dẫn đến chết gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm. Điều đáng nói, không chỉ những hộ nuôi tôm không có hệ thống xử lý nước thải, mà hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm tại vùng Ngũ Điền cũng vẫn mạnh ai nấy xả, nên càng làm cho số diện tích tôm bị bệnh lan trên diện rộng”.
Theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên cát ở huyện Phong Điền, đến năm 2020 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện sẽ là 900 ha, trong đó diện tích hồ nuôi gần 500 ha, còn lại xây dựng đê bao, ao xử lý nước cấp và thoát, trồng rừng phòng hộ ven biển. |
Để nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững, UBND huyện Phong Điền đã có những biện pháp mạnh đối với người nuôi tôm và các đơn vị, bàn, ngành chức năng. Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đại Vui khẳng định: Đối với những hộ đã đào hồ nuôi tôm, yêu cầu phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải và tiến hành xả thải theo đúng quy trình, kỹ thuật nuôi. Tuyệt đối không cho thả nuôi, nếu không hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Đối với những khu nuôi chuẩn đã hình thành và mới xây dựng, yêu cầu phải thực hiện nghiêm quy định quản lý quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản trên cát của huyện Phong Điền.
Biện pháp mạnh của chính quyền địa phương và các đơn vị, ban, ngành liên quan ở Phong Điền về môi trường nuôi tôm đã phát huy tác dụng. Tìm hiểu của chúng tôi tại các xã Điền Hòa, Điền Hải, Điền Hương... cho thấy, người nuôi tôm đã ý thức hơn về vấn đề môi trường. Được sự hướng dẫn kỹ thuật của ngành chức năng, một số hộ nuôi tôm đã đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước thải. Anh Nguyễn Huy, một trong những hộ nuôi tôm có kinh nghiệm ở xã Điền Hương cho biết, để nuôi tôm đạt kết quả có rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố hết sức quan trọng đó là nguồn nước hồ nuôi. Muốn nguồn nước không bị ô nhiễm thì cần phải xử lý thật kỹ nguồn nước trước khi thả nuôi. Người nuôi tôm không còn cách nào khác là phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước. Từ khi chính quyền địa phương và các đơn vị, ban, ngành quyết liệt hơn với người nuôi tôm về vấn đề môi trường, thì ý thức của người dân đã nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, không phải người nuôi tôm nào cũng đầu tư được hệ thống xử lý nguồn nước đảm bảo đúng quy trình. Theo những hộ nuôi tôm ở xã Điền Hương như anh Trương Văn Thuẩn, Văn Đình Duệ, Nguyễn Hồng Hương cho rằng, “Những hộ nuôi tôm như chúng tôi không đủ sức để đầu tư hệ thống xử lý nguồn nước. Việc này, chỉ có Nhà nước mới làm được, vì nguồn vốn lớn, lại đòi hỏi nhiều công sức. Nếu Nhà nước đầu tư được hệ thống xử lý nguồn nước khép kín, với quy trình hiện đại thì người nuôi tôm tránh được rất nhiều rủi ro, nhất là vấn đề dịch bệnh”.
Mới đây, Huyện ủy Phong Điền cũng đã tổ chức đối thoại trực tiếp với các tổ chức, cá nhân nuôi tôm trên cát trên địa bàn huyện. Tại buổi đối thoại, nhiều ý kiến đã đề cập đến những vấn đề bất cập trong khâu hạ tầng kỹ thuật, môi trường, nước thải từ các hồ nuôi tôm và dịch bệnh. Những bất cập, khó khăn cần tháo gỡ đã được lãnh đạo huyện Phong Điền, ngành chức năng và người nuôi tôm thống nhất. Huyện tập trung rà soát, lựa chọn ưu tiên bố trí hệ thống xử lý nước thải tại các khu nuôi trồng thủy sản của người dân một cách hợp lý và hiệu quả; phối hợp với các đơn vị, ban, ngành chuyên môn bổ sung quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên cát ven biển của huyện tại các khu vực thuộc xã Điền Hương, Điền Môn. Ngoài ra, huyện cũng tạo điều kiện cho Công ty CP chăn nuôi Việt Nam xúc tiến thực hiện đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản trên địa bàn huyện. Huyện cũng đã đi đến thống nhất điều chỉnh, giao cho người dân địa phương tổ chức sản xuất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản, với diện tích 10 ha dọc đường quốc phòng ven biển và 15 ha giáp đường ven biển (xã Điền Lộc). UBND huyện Phong Điền cũng đã ban hành quyết định về việc quy định quản lý quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản trên cát.
Trên tinh thần đó, khi chủ nuôi tôm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải tiến hành tổ chức xây dựng khu nuôi đúng theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Theo chỉ đạo của UBND huyện, Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền đã chọn 10 ha đất tại xã Điền Hương để đầu tư vào việc xây dựng khu nuôi tôm mẫu, với hệ thống xử lý nguồn nước thải khép kín, hiện đại. Khu nuôi được thực hiện dựa trên sự huy động của các hộ có điều kiện, hộ có nhu cầu nuôi tôm, để cùng nhau tổ chức xây dựng khu nuôi mẫu, làm cơ sở cho việc nhận rộng trên toàn vùng.
Hướng đến môi trường bền vững là mục tiêu của người nuôi tôm ở Phong Điền
- Tạo chiến lược đột phá trong thu hút đầu tư nước ngoài (20/03)
- Tạo động lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp (20/03)
- Đường sắt tăng cường chạy thêm 52 đoàn tàu dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 (20/03)
- Quy định tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản (20/03)
- Phát triển vùng trồng và chế biến dược liệu ở Phong Điền (20/03)
- Giàu nghèo gì cũng… kêu cứu (20/03)
- Hàng không Việt Nam đón khách bay thường lệ đầu tiên từ Bắc Kinh sau 3 năm (19/03)
- Thả cá thể khỉ về môi trường tự nhiên (19/03)
-
Tạo chiến lược đột phá trong thu hút đầu tư nước ngoài
- Tạo động lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp
- Hàng không Việt Nam đón khách bay thường lệ đầu tiên từ Bắc Kinh sau 3 năm
- Bệnh đạo ôn lá trên lúa lây lan diện rộng
- Hương Thủy: Gần 700 người tham gia vệ sinh môi trường, làm sạch đường làng, ngõ xóm
- Thả hơn 190 ngàn con cá giống xuống sông Hương
- Có hơn 3 triệu phương tiện ôtô sắp được kéo dài chu kỳ kiểm định
- Thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn ‘đè’ ngành chăn nuôi, thủy sản
- TP. Huế có 129 điểm tham gia mô hình “Nhà vệ sinh miễn phí - Free WC”
- Bộ Công Thương giải đáp kiến nghị của 36 nhà đầu tư năng lượng tái tạo
-
Nhà ga hành khách T2 dự kiến khánh thành vào cuối tháng 4/2023
- Cơ hội mới cho Vinh Hiền
- 1.400 tỷ đồng tiếp tục đầu tư cải thiện hạ tầng môi trường tại TP. Huế
- Đô thị biển quan trọng ở phía bắc của tỉnh
- Đầu tư 14 tỷ đồng xây dựng Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
- Tạo bứt phá từ cơ chế đặc thù
- Agribank trao thưởng 1 lượng vàng cho khách hàng may mắn
- Xử phạt đơn vị thi công và buộc trồng lại diện tích thiệt hại
- Nắm bắt cơ hội để phát triển
- Bền vững cho nguồn lợi thủy sản
- Ý nghĩa các con số
- Dự án Merryland Quy Nhơn Hưng Thịnh
- Hàng hoá phái sinh là gì
- Đại lý nước Sang Phát Water TpHCM
- Máy lọc nước gia đình