ClockThứ Tư, 05/12/2012 05:49

Chú trọng từ quy hoạch, đào tạo

TTH - Mới đây, Sở Nội vụ tổ chức một cuộc hội thảo để đánh giá lại thực trạng tình hình đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp. Thêm một lần nữa, nhiều ý kiến tiếp tục kiến nghị phải quan tâm thêm một bước đối với công tác cán bộ nữ.

Kết quả từ một đợt khảo sát

Đợt điều tra, khảo sát thực trạng tình hình đội ngũ nữ CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã tại 42 cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh do Sở Nội vụ triển khai cho thấy, nữ chiếm trên 53% đội ngũ CBCCVC toàn tỉnh. Trong đó, CBCCVC nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp chỉ chiếm 21%. Ở khối sở, ban, ngành cấp tỉnh, Sở Y tế là đơn vị có số cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhiều nhất với 123 người. Một số đơn vị khác có số nữ làm quản lý tương đối nhiều là Sở Giáo dục - Đào tạo 36 người, Trường Cao đẳng Y tế Huế 22 người, Văn phòng Tỉnh ủy 9 người. Hai đơn vị Sở Giao thông-Vận tải và Sở Xây dựng, do đặc thù nghề nghiệp nên không có nữ lãnh đạo, quản lý, song một số đơn vị khác cũng có quá ít nữ được bổ nhiệm làm cán bộ lãnh đạo, quản lý như: Tỉnh đoàn, BQL các khu công nghiệp, Hội Nông dân... Đối với khối huyện, thị xã, TP thì TP Huế là đơn vị có tỷ lệ nữ chức vụ lãnh đạo quản lý nhiều nhất với 87 người, chiếm tỷ lệ 10,3%.
 

Lãnh đạo tỉnh động viên cán bộ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý

 
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nở, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh, ngoài đặc thù của một ngành có số lượng nữ đông hơn nam giới (nữ chiếm 64% trong tổng số CBCCVC của đơn vị) thì “trong công tác quy hoạch cán bộ, ngành luôn xem xét đến vấn đề nữ giới và quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề cho nữ CBCCVC”. Hàng năm có từ 40 đến 50 nữ trong ngành được cử đi đào tạo dài hạn. Tại TP Huế, lãnh đạo các cấp cũng đã xem công tác cán bộ nữ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ nên đã lựa chọn, quy hoạch và có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Hàng năm, TP chỉ đạo tổ chức đánh giá cán bộ, rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ, xem xét cơ cấu và đặc biệt quan tâm bố trí cán bộ nữ ở các ngành và các lĩnh vực đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng.     
         
Tuy nhiên, hiện nay nhiều đơn vị vẫn chưa quan tâm nhiều đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ và đến khi cần đề bạt nữ thì lại loay hoay tìm người không ra. Tất nhiên, bên cạnh nguyên nhân chính này cũng còn nhiều yếu tố khác, như không ít cán bộ nữ vẫn chưa tự tin để vươn lên.
 
Gắn quy hoạch với đào tạo và sử dụng
 
Mặc dù số lượng cơ quan, địa phương, đơn vị mà Sở Nội vụ khảo sát chưa đầy đủ, chỉ dừng lại ở 42 đơn vị, nhưng nó cũng phản ánh được bức tranh chung về tình hình đội ngũ cán bộ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý đang còn rất thấp.
 
Để thực hiện tốt Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” và bình đẳng giới, tại hội thảo đã có rất nhiều ý kiến đề nghị Đảng, Chính phủ quan tâm một số nội dung nhằm góp phần nâng tỷ lệ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý được cao hơn. Theo Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Phan Thị Thanh Hà, cần phải xem công tác phụ nữ là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các cấp uỷ Đảng cần phân tích, đánh giá tình hình cán bộ nữ một cách toàn diện. Trên cơ sở đó, coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo nguồn để đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ nữ thời kỳ CNH-HĐH. Quy hoạch phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, quy hoạch cán bộ nữ phải được rà soát, bổ sung và điều chỉnh hàng năm.
 
Có khá nhiều giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới. Trong đó, vấn đề được nhiều người tập trung nhấn mạnh là các cấp uỷ, chính quyền phải đặt công tác tạo nguồn cán bộ nữ trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung. Để làm được điều này, theo ông Thái Tao, Phó Giám đốc Sở Nội vụ các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần ưu tiên và tuyển dụng CBCCVC nữ có trình độ đại học và sau đại học, nâng cao tỷ lệ đảng viên là nữ, có kế hoạch bố trí, phân công hợp lý để cán bộ nữ có điều kiện phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Chú trọng lựa chọn, bồi dưỡng những nhân tố tích cực, có triển vọng để tạo nguồn cho những vị trí lãnh đạo cao hơn trong đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, đương chức các cấp...
 
Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lực vươn lên của CBCCVC nữ, tin rằng, tỷ lệ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý sẽ được nâng cao một bước, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị cũng như công tác bình đẳng giới...
Đan Thanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều mô hình hay

Bằng những cách làm sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Quảng Điền đã huy động được sự vào cuộc, tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân xây dựng nhiều mô hình, chương trình hỗ trợ, đỡ đầu cho trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh yếu thế trong xã hội.

Nhiều mô hình hay
Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top