ClockThứ Bảy, 25/06/2022 21:37

Chú ý dịch bệnh tay chân miệng

Bùng phát bệnh tay chân miệngBộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng, chống dịch bệnh

Tiếp sau dịch bệnh sốt xuất huyết, các ca bệnh tay chân miệng cũng liên tục được ghi nhận trong cả nước. Riêng tại Thừa Thiên Huế, tính đến giữa 6, đã ghi nhận 28 trường hợp mắc tay chân miệng lâm sàng. Ngành y tế dự báo số ca mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian đến do thời tiết thuận lợi cho việc lây truyền dịch bệnh. Chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Sở Y tế đề nghị các đơn vị trực thuộc giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, xử lý triệt để ngay khi phát hiện; củng cố các đội chống dịch cơ động; tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe; chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và đáp ứng các tình huống dịch bệnh; tổ chức tốt việc phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm; thực hiện tốt việc phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị…

Là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Gọi là tay chân miệng vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng. Ảnh: hcdc.vn

Theo các chuyên gia y tế, trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn điều trị kịp thời. Có 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tay chân miệng diễn biến nặng, gồm: Sốt cao không đáp ứng với điều trị; Giật mình - dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh (chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, và đếm tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không); Quấy khóc dai dẳng kéo dài. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, người chăm sóc trẻ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng cũng như thuốc điều trị đặc hiệu bệnh.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết

Sau kỳ nghỉ tết dài ngày, lượng người dân đến khám chữa bệnh ngày đầu năm tăng hơn thường lệ. Các bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, bổ sung nhân lực hỗ trợ nhằm tránh tình trạng chờ đợi; thậm chí có nơi khám xuyên trưa cho bệnh nhân ngoại tỉnh…

Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết
Khám bệnh, cấp thuốc cho 500 người dân Quảng Điền

Ngày 10/12, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân bị ảnh hưởng mưa lũ ở Quảng Điền.

Khám bệnh, cấp thuốc cho 500 người dân Quảng Điền

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top