ClockThứ Ba, 15/11/2022 14:10

Chưa có dữ liệu giấy khám sức khỏe, đổi bằng lái xe trực tuyến gặp khó

Dịch vụ đổi giấy phép lái xe trực tuyến cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia sẽ giúp người dân giảm thời gian xếp hàng và phù hợp với xu thế công nghệ số.

Sáng kiến nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyếnKết nối thành công giải pháp thanh toán dịch vụ y tế trực tuyếnHướng đến dịch vụ công trực tuyến

Giao diện dịch vụ công cấp đổi giấy phép lái xe cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Ngành Giao thông Vận tải sẽ triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đổi giấy phép lái xe từ ngày hôm nay (15/11). Tuy nhiên, khi dữ liệu giấy khám sức khỏe của Bộ Y tế vẫn chưa được xây dựng và kết nối lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, việc đổi giấy phép lái xe trực tuyến vẫn sẽ gặp khó khăn.

Theo báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam, tháng 7/2020 đã thí điểm đổi giấy phép lái xe cấp độ 4 tại Hà Nội và Hà Nam. Đến tháng 7/2021, việc thí điểm được nhân rộng ra 12 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Quảng Nam, Quảng Ninh và Lạng Sơn.

Thừa nhận số lượng từ đầu năm đến nay chỉ có hơn 20 giấy phép lái xe được đổi thành công trên Cổng dịch vụ công Quốc gia là quá ít, ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái (Cục Đường bộ Việt Nam) chỉ ra nguyên nhân là do thiếu dữ liệu về giấy khám sức khỏe, ngành Y tế chưa mở rộng các cơ sở y tế cung cấp giấy khám sức khỏe trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, số cơ sở y tế vẫn giữ nguyên như giai đoạn thí điểm, hiện mới có 3 cơ sở tại Hà Nội và 8 cơ sở tại Hà Nam thực hiện kết nối.

“Mặt khác, nhiều giấy phép lái xe bị tước không có trong cơ sở dữ liệu, các Sở Giao thông Vận tải địa phương vẫn cập nhật thủ công bằng lái xe bị tước vào phần mềm quản lý giấy phép lái xe,” ông Thống cho hay.

Ngoài ra, để có được giấy khám sức khỏe chứng thực điện tử, người dân phải khám tại cơ sở y tế, sau đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực điện tử, được trả kết quả trong thời gian 5 ngày và mất thêm phí chứng thực nên số người sử dụng dịch vụ này còn hạn chế.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết mỗi năm có khoảng gần 2 triệu giấy phép lái xe được cấp đổi. Đến nay, các công việc để phục vụ tốt việc cấp đổi giấy phép lái cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đã được ngành Giao thông Vận tải hoàn thiện, vấn đề còn lại phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu về giấy khám sức khỏe của ngành Y tế.

Đưa ra giải pháp các tỉnh, thành phố kết nối cơ sở dữ liệu giấy khám sức khỏe trên địa bàn với Cổng thông tin của tỉnh, ông Cường cho rằng, trước mắt chưa truyền về Công dịch vụ Quốc gia, có thể truyền về Sở Giao thông Vận tải, kết hợp với tra cứu dữ liệu xử lý vi phạm của Cảnh sát giao thông tỉnh để đổi giấy phép lái.

“Khi Bộ Y tế có cơ sở dữ liệu khám sức khỏe và Bộ Công an kết nối tra cứu dữ liệu xử phạt thì rất thuận tiện cho người dân đổi bằng lái xe trực tuyến. Tiến độ phụ thuộc vào Bộ Y tế, người dân sẽ không làm trực tuyến và sẽ không hiệu quả thì rất lãng phí. Nếu tính toán 10% số bằng lái xe được đổi qua Dịch vụ công Quốc gia cấp độ 4 thì mỗi năm là khoảng 200.000 người đã đem lại hiệu quả rất lớn,” người đứng đầu Cục Đường bộ Việt Nam nhìn nhận.

Trên cơ sở này, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo phòng chuyên môn, cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ tham gia tập huấn, tiếp nhận phần mềm để tổ chức triển khai Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Sở Giao thông Vận tải báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh cung cấp, kết nối dữ liệu khám sức khỏe của người lái xe với cơ sở dữ liệu sức khỏe của Cục Quản lý khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; chỉ đạo Ủy ban Nhân dân cấp huyện, xã và các phòng công chứng thực hiện chứng thực cấp và gửi bản sao điện tử giấy khám sức khỏe trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn hóa dữ liệu hộ kinh doanh: Từ số hóa dữ liệu đến quản lý

Việc số hóa dữ liệu hộ kinh doanh không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi cần tra cứu các thông tin liên quan, mà còn góp phần quan trọng trong công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách một cách hiệu quả. Để hiểu hơn về công tác số hóa dữ liệu hộ kinh doanh thông qua việc thúc đẩy triển khai chức năng bản đồ số hộ kinh doanh, Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi cùng với ông Hoàng Quốc Việt, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh xung quanh vấn đề này.

Chuẩn hóa dữ liệu hộ kinh doanh Từ số hóa dữ liệu đến quản lý
Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn tỉnh năm 2023 đạt 47,3%, tăng 22,3% so với năm 2022 và 28,3% so với năm 2021. DVCTT đang chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến
Quy hoạch đô thị 3D từ dữ liệu vệ tinh

Ngày 12/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về dự án “Mô hình đô thị kỹ thuật số thông minh cho quy hoạch không gian đô thị” (Huế SDCM).

Quy hoạch đô thị 3D từ dữ liệu vệ tinh
Tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được xem là yếu tố then chốt trong cải cách hành chính hướng đến xây dựng chính quyền số. UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo đẩy mạnh sử dụng DVCTT nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả giải quyết công việc, tạo sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.

Tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến

TIN MỚI

Return to top